Thiết bị - tool cứu dữ liệu usb thẻ nhớ bằng cách đọc chip nhớ với soft flash extractor

Gần đây trung tâm cứu dữ liệu Phước Lợi Group của chúng tôi có nhận được rất nhiều ca phục hồi dữ liệu usb và thẻ nhớ, Công nghệ cứu dữ liệu usb, thẻ nhớ, ổ đĩa cứng SSD đã dần dần phát triển

Ngày đăng: 22-12-2015

7,265 lượt xem

THIẾT BỊ -TOOL CỨU DỮ LIỆU USB THẺ NHỚ BẰNG CÁCH ĐỌC CHIP NHỚ VỚI SOFT FLASH EXTRACTOR

Các bạn thân mến, tuy công nghệ lưu trữ trên chip nhớ vẫn chưa thể thay thế ổ đĩa cứng từ tính ( vì dung lương còn bé) , nhưng nó cũng đã dần dần được thị trường tiếp nhận nhất là lĩnh vực thiết bị cầm tay thông minh như điện thoại, máy tính bảng, máy chụp hình, máy quay phim... Cụ thể là gần đây trung tâm cứu dữ liệu Phước Lợi Group của chúng tôi có nhận rất nhiều trường hợp cứu dữ liệu ổ usb và thẻ nhớ. Hôm nay xin giới thiệu đến các bạn một công nghệ rất cần thiết và giúp ích rất hiệu quả cho chúng ta trong việc phục hồi hay gọi là cứu dữ liệu trên usb, thẻ nhớ, ổ đĩa SSD.

Trước hết chúng ta phải biết rằng dù là ổ usb, thẻ nhớ hay ổ đĩa SSD thì đều là hình thức lưu trữ trên chip nhớ, thông thường là chip NAND. Đây có thể nói là một loại EEPROM với chip đọc ghi bằng điện và không bị mất dữ liệu khi ngưng cung cấp điện. Những ô nhớ được xây dựng từ 2 dạng cổng logig là NAND và NOR ( các bạn kỹ thuật chắc đã biết nên mình không nói gì thêm về chip này). Nói một cách dễ hiểu nhất là dữ liệu được chứa trong những con chip nhớ gọi là chip Flash. Các chip nhớ này được thiết kế và sản xuất bởi các nhà sản xuất khác nhau, tuy quy định về chân giao tiếp giống nhưng có thể khác phần chip I/O ( có fimware trong đó) và chất lượng cũng khác nhau. Trong nhiều bài viết về các trường hợp cụ thể mình có trình bày sơ sơ về vấn đề này. Chính vì sự khác nhau về công nghệ firmware nên phải có một thiết bị đọc chip đa năng có thể đọc được tất cả các loại chip. Lưu ý là không phải như máy đọc Rom thông thường, vì máy đọc Rom thông thường chỉ đọc mã nhị phân 0-1 mà thôi, ở đây chúng ta cần giải mã ra nội dung bên trong chip nhớ nữa. Mình không biết diễn giải sao cho đỡ "hại não" đây. Như thế này nhé. Cũng là cùng 1 con chip nhớ với các ô nhớ có khả năng hoặc tích điện hoặc không ( 1-0) nhưng nhà sản xuất này thì có một giải thuật bản đồ lưu trữ ô nhớ khác và nhà sản xuất kia lại có một giải thuật bản đồ khác, cứ như vậy có đến hàng trăm hay hàng ngàn kiểu... Khi dùng máy đọc ra thì chỉ là một file toàn là 0-1, phải có một chương trình tạo firmware ảo tương ứng với từng nhà sản xuất. Bây giờ mình đi vào cụ thể cho các bạn dễ hiểu hơn ( có lẽ tại mình không biết cách trình bày)

PHẦN CỨNG CHÍNH THỨC CỦA TOOL CỨU DỮ LIỆU USB THẺ NHỚ:

THIẾT BỊ -TOOL CỨU DỮ LIỆU USB THẺ NHỚ BẰNG CÁCH ĐỌC CHIP NHỚ VỚI SOFT FLASH EXTRACTOR

Nó bao gồm một bảng mạch chuyển đổi giao tiếp qua cổng USB có giá khoảng 1000 USD không bao gồm soft kèm theo, các card mở rộng tương ứng với từng loại chip flash khác nhau, mỗi một phần mở rộng đều là những chọn lựa kèm theo với giá từ 200 cho đến 750USD.

Đây cũng là một dạng khác, tuy khác nhau về phương thức nhưng giống nhau hoàn toàn về nguyên lý. Các adapter chip thì dễ hiểu rồi, chúng ta chỉ việc mở chip ra làm sạch chân và bỏ vào đế chuyển đổi ( Adapter ) là xong. Riêng có thẻ nhớ thì ngoài cái Adapter SD chúng ta còn có thể làm như hình bên dưới :

THIẾT BỊ -TOOL CỨU DỮ LIỆU USB THẺ NHỚ BẰNG CÁCH ĐỌC CHIP NHỚ VỚI SOFT FLASH EXTRACTOR

PHẦN MỀM CHÍNH THỨC CỦA TOOL CỨU DỮ LIỆU USB THẺ NHỚ:

Đây là software bạn phải mua khoảng 900USD cho một năm, nghĩa là sau một năm muốn tiếp tục sử dụng bạn phải mua lại. Đây vẫn là vấn đề đau đầu của những người làm nghề cứu dữ liệu, bởi lẽ đầu tư thì không biết bao nhiêu là đủ mà khi lấy tiền lại phải bỏ công sức ra làm rồi " lụm bạc cắc" mà thôi. Có khi làm mất cả tuần khách hàng lại không lấy dữ liệu vì..."không cần lắm".

Chúc năng của nó là đọc chip nhớ ra thành một file. Cái hay và đặc biệt của nó là nó sẽ giả lập fimware ảo cho hầu hết các chip I/O trên thị trường, và nó sẽ dịch ngược các file đó ra thành một ổ đĩa ( đúng hơn là 1 partition ) với đầy đủ dữ liệu. Lấy thí dụ khi đọc chip nhớ ta sẽ có thể chọn firmware bằng tay :

Có cả một ngân hàng firmware ảo cho chúng ta lựa chọn, đối với ổ USB, thẻ nhớ, Ổ SSD chính hãng chúng ta biết chắc tên chip nên lựa chọn bằng tay để không mất thời gian. Tuy nhiên với những USB, thẻ nhớ , ổ SSD loại thường ( chúng tôi thường gọi là đồ đểu ) thì có tên chip đâu mà chọn. Vì thế chương trình có một phần hổ trợ chúng ta tự động dò firmware. Cơ chế là nó sẽ đọc nội dung chip nhớ và so sánh bản đồ ô nhớ xem giống với bản đồ của  firmware nào rồi nó đưa ra kết quả. Tuy nhiên có nhiều khi nó chạy cả ngày mà vẫn...ngu luôn. Nhà sản xuất tool này còn có một thư viện firmware gọi là No name mới ghê chứ. Đúng là với hàng đểu không biết đâu mà lường.

THIẾT BỊ -TOOL CỨU DỮ LIỆU USB THẺ NHỚ BẰNG CÁCH ĐỌC CHIP NHỚ VỚI SOFT FLASH EXTRACTOR

Dò tìm firmware ảo tự động.

Nếu quá trình dò thành công sẽ cho ta tên tuổi của dòng chip I/O tương ứng. Quá trình này nhanh hay chậm tùy vào bản đồ ô nhớ dễ tìm hay khó ( tùy mức độ đểu của chip ấy mà ).

Sau khi đọc xong chip chúng ta tiến hành mở file vừa lưu

Giống như View sector ở ổ đĩa cứng vậy. Thấy được những đoạn mã như thế này thì xem như là đã thành công 9 phần rồi.

Chỉ cần vài cái nhấp chuột là chúng ta sẽ có ngay một phân vùng có dữ liệu.

Chỉ việc copy giao khách là xong. Vấn đề đặt ra nếu usb hay thẻ nhớ có nhiều chip nhớ thì sao. Đây, nhà sản xuất tool lấy tiền bạn thì cũng phải làm cho xứng đáng chứ. Bạn chỉ việc đọc tất cả các chip nhớ ( với ổ SSD cũng vậy ). Sau đó sẽ có một phần ảo hóa nối tất cả các chip đó lại thành một partition có Data cho các bạn :

THIẾT BỊ -TOOL CỨU DỮ LIỆU USB THẺ NHỚ BẰNG CÁCH ĐỌC CHIP NHỚ VỚI SOFT FLASH EXTRACTOR

Các bạn hiểu vấn đề không, cũng giống như trường hợp NAS, Server vậy, thay vì map ổ cứng thành các file Image rồi dùng soft giả lập Nas, Server để lấy dữ liệu thì ở đây họ làm tương tự trên các file ảnh của chip nhớ.

Nếu có các phôi Usb thì quá trình sẽ rất dễ, nhưng vì chúng ta không thể mua hết tất cả các loại phôi cho nên phải đầu tư THIẾT BỊ -TOOL CỨU DỮ LIỆU USB THẺ NHỚ BẰNG CÁCH ĐỌC CHIP NHỚ VỚI SOFT FLASH EXTRACTOR này. Tuy nhiên các bạn nên làm một bảng kế hoạch giữa chi phí đầu tư và lượng khách hàng cũng như thời điểm nào đầu tư là thích hợp nhé! Mong là sẽ giúp cho các bạn có thêm một cái nhìn tổng quát về việc cứu dữ liệu USB, thẻ nhớ và ổ đĩa SSD.

 Cảm ơn các bạn đã xem tin và like cho mình! Có nhiều anh em nói mục like của mình nhỏ quá! Các bạn thông cảm tìm ở dưới mỗi bài viết nha! Nếu có đóng góp ý kiến gì xin các bạn nhập vào ô bình luận bên dưới. Mong nhận được sự chỉ giáo của các cao nhân gần xa. Tại hạ xin đa tạ! đa tạ!

 

 

 

 

Nếu có Anh Chị hay Bác nào lớn tuổi đọc bài viết này xin thứ lỗi cho Lợi vì cách viết xưng là "mình" và gọi là "các bạn". Xin cảm ơn! 

Nếu anh chị em nào đọc thấy hay thì share facebook, google + giúp mình.  

Vậy là mình có động cơ để viết tiếp. Cảm ơn các bạn!

Cảm tạ Chúa !

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

QUẢNG CÁO GOOGLE

Tin Hot nhất

Thống kê lượt xem

Tổng truy cập 1,940,528

Đang online18

NHÀ TÀI TRỢ