Cách sơ cấp cứu ổ đĩa cứng bị vô nước

Khi một ổ đĩa cứng bị ướt nhẹ hay bị ngập vô nước bạn sẽ vô cùng bối rối, bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sơ cấp cứu một cách hiệu quả và thành công cao nhất

Ngày đăng: 19-11-2017

10,073 lượt xem

CÁCH SƠ CẤP CỨU Ổ ĐĨA CỨNG BỊ VÔ NƯỚC

Trong những ngày mưa bão việc bị mưa trong lúc di chuyển là việc khó tránh khỏi. Khi laptop bị ướt có thể lắm ổ đĩa cứng của bạn cũng bị vô nước. Thậm chí ngay cả khi máy vi tính để bàn hay laptop được đặt trên nền ngay trong nhà cũng có thể bị vô nước khi nhà bị ngập hay tốc mái do mưa bão. Chính vì lẽ đó mình viết bài hướng dẫn cách sơ cấp cứu ổ đĩa cứng bị vô nước nhằm có thể giúp ích được các bạn.

1.      XỬ LÝ CƠ BẢN Ổ ĐĨA CỨNG BỊ VÔ NƯỚC

Nước mưa hay nước cống rãnh là loại nước làm cho kim loại bị oxy hóa một cách nhanh nhất. Ổ đĩa cứng của chúng ta cấu tạo gần như tất cả từ kim loại cho nên khi bị ướt do nước mưa hay nước cống rãnh chúng ta phải thực hiện công tác sơ cấp cứu này ngay tức khắc. Dù là nửa đêm hay gần sáng bạn cũng không được chậm trễ một giây phút nào nếu như dữ liệu của bạn là cần thiết. Có một điểm khó đó là bạn không biết cách nào để lấy ổ đĩa cứng ra khỏi máy vi tính để bàn hoặc laptop. Chính vì vậy mình cho bạn một quyền trợ giúp là có thể gọi điện thoại nhờ mình tư vấn bất cứ lúc nào trong trường hợp ổ đĩa cứng của bạn bị vô nước.

Ngay sau khi chúng ta lấy được ổ đĩa cứng bị vô nước ra ngoài bạn phải tìm cách tháo rời phần board mạch để thực hiện công tác vệ sinh. Dùng khăn mềm khô lau thật nhẹ nhàng toàn bộ ổ đĩa cứng. Lưu ý việc lau khô này không có nghĩa là ổ đĩa cứng đã được an toàn, bạn chỉ tưởng là nó đã khô kỳ thực nó vẫn chưa sạch và một vài thành phần chưa được khô nhất là board mạch. Cho nên bạn phải tìm cách tháo mở phần board mạch. Có nhiều loại ốc được sử dụng, tuy nhiên có 3 loại cơ bản sau được sử dụng.

- Thứ nhất là vít 3 ke.

Tuốt nơ vít 3 ke dùng mở ốc ổ đĩa cứng

- Loại 2 và 3 giống nhau đều là loại hình sao nhưng 2 kích thước khác nhau :

Bộ tuốt nơ vít dùng để mở ổ đĩa cứng

Bộ tuốt nơ vít dùng trong công tác sơ cấp cứu ổ đĩa cứng bị vô nước

Cận cảnh bộ tuốt nơ vít dùng sơ cấp cứu ổ đĩa cứng bị vô nước

Đầu vít hình sao

Các loại ốc hình sao dùng trong ổ đĩa cứng

Cận cảnh các loại vít dùng trong ổ đĩa cứng

2.      LÀM SẠCH – LÀM KHÔ Ổ ĐĨA CỨNG BỊ VÔ NƯỚC

* LÀM SẠCH :

Sau khi tháo rời phần board mạch bạn hãy lấy một thau nước sạch rồi cho board mạch vào ngâm độ 15 phút, nếu bị vô nước biển thì ngâm lâu hơn, tuyệt đối không được ngâm toàn bộ ổ đĩa cứng hay phần cơ mà chỉ được ngâm phần board mạch điện tử.  Sau đó dùng bàn chải chải răng và nước rửa chén để chà nhẹ trên 2 bề mặt của board mạch, nếu ổ đĩa cứng của bạn đã bị nước vô trên 4 giờ thì hãy cẩn thận, khi phần mạch bị oxy hóa các linh kiện có thể bị rơi ra nếu bạn chà mạnh lên nó. Lưu ý là nước rửa chén chớ không nên dùng bột giặc vì bột giặc khó tẩy sạch mà có thể gây hại cho board mạch. Dùng nước sạch rửa thật kỹ đến khi bạn biết chắc là board mạch đã được sạch hết nước bẩn và nước rửa chén.

-        Phần cơ các bạn tuyệt đối không được ngâm nước, phải dùng vải mềm, nhúng nước sạch vắt cho thật khô rồi lau thật kỹ phần cơ, nhất là những điểm tiếp xúc với board mạch. Có lẽ các bạn sẽ hỏi tại sao không được ngâm và tại sao phải nhúng khăn rồi vắt cho khô rồi lau? Câu trả lời đó là phần cơ tuy kín nhưng vẫn có chổ có thể nước vào được, mà khi nước ngấm vào thì vô cùng khó khăn cho việc sấy khô hay làm cho nước bốc hơi và thoát ra, nước khi làm ướt bế mặt đĩa từ thì đĩa từ sẽ hư ngay và không còn cách nào đọc được nữa. Còn việc dùng khăn, vải mềm để lau. Nếu bạn dùng khăn hay vải mềm lau thì chỉ làm cho phần cơ được khô nhưng sẽ không sạch. Chính vì lẽ đó bạn phải nhúng khăn vào nước sạch, vắt cho khô, dù bạn vắt mạnh tay như lực sĩ thì khăn cũng có độ ẩm nhất định, việc khăn ẩm sẽ giúp cho chúng ta lau sạch mà vẫn đảm bảo phần cơ không bị ướt nước.

* LÀM KHÔ :

-        Việc làm khô hay nhất là phơi nắng. Bạn để board mạch và phần cơ của ổ đĩa cứng trên một mâm nhôm hay đĩa nhôm ( kim loại là được) rồi mang ra nơi có nắng nhiều để phơi khô. Phải cần nhiều thời gian vì đôi khi bạn thấy bề mặt được khô nhưng bên trong vẫn chưa thật sự khô. Phải kiên nhẫn vì "dục tốc là…bốc zvụt”. Nhưng lỡ như trời đang mưa bão lấy nắng đâu mà phơi? Ngày xưa đèn điện dây tóc 75W đến 100W là dụng cụ sấy tuyệt vời nhất nhưng ngày nay đã thất truyền như bí kíp võ công "cửu âm chân kinh" trong truyện Kim Dung vậy!

-         Các bạn vẫn có thể dùng máy sấy tóc sấy khô sau khi đã lau sạch, lưu ý nhiệt độ sấy phải ở mức âm ấm mà thôi. Khi bạn sử dụng ổ đĩa cứng thì ổ đĩa cứng cũng rất nóng, có thể từ 40 cho đến 60 độ, cho nên nếu bạn sấy nhiệt độ từ 40 cho đến 70 độ thì không hề ảnh hưởng đến ổ đĩa cứng cũng như dữ liệu bên trong nó.

Máy sấy tóc dùng sấy khô ổ đĩa cứng bị vô nước

CÁCH SƠ CẤP CỨU Ổ ĐĨA CỨNG BỊ VÔ NƯỚC

Dùng máy sấy tóc để sấy thật khô phần board mạch. Các bạn thoải mái sấy khô phần board mạch với nhiệt độ từ 70 đến 100 độ. Phải đảm bảo đủ lâu để cho board mạch thật khô, một vài linh kiện có thể nước còn đọng bên dưới nó, các bạn nên sấy theo từng đợt chớ không phải sấy ào ào liên tục vì nước cũng cần có thời gian để bốc hơi.

Một kinh nghiệm tuyệt vời là nếu như nhà bạn có lò nướng, lưu ý là lò nướng chớ không phải lò vi sóng ( micro ware ) nhé. Bạn cho board mạch vào lò nướng chỉnh nhiệt độ 100 độ, thời gian 15 phút. Bật lò nướng lên, sau 15 phút lò tự tắt, các bạn vẫn cứ để board mạch ổ đĩa cứng trong đó thêm 15 phút nữa, sau đó mở cửa lò, chờ thêm 10 phút cho board mạch nguội hẳn, các bạn sẽ thấy vô cùng tuyệt vời, tuyệt vời hơn cả sấy. Tuy nhiên đâu phải nhà ai cũng có máy sấy hay lò nướng. Mình đã từng có chiêu này xin chia sẻ cùng "võ lâm đồng đạo". Số là lần đó về quê thăm ba má, ông anh mới cho cái IPhone 4 khui hộp luôn nên quý lắm, muốn khoe cho mọi người biết mình có "trái táo tây" ngon lành nên lúc nào cũng mang nó kè kè. Khi xuống xuồng sang sông cũng không thèm cất mà để ở trong túi áo. Lom khom thì…”tủm” con IPhone 4 dường như ở bên Tây không có thấy sông nước nên về VN gặp nước mừng quá nhảy ào xuống. Cũng nhờ hồi nhỏ học lóm được mấy miếng vỏ công của ông anh nên đưa tay ra đón em nó liền, khổ nổi nghe tiếng “tủm” thì các bạn đã biết mình phải đón em nó ở đâu rồi. độ sâu chừng gấp 5 lần chiều cao em nó, nhiêu đó cũng đủ cho em nó uống đầy nước rồi, IP 4 đâu có tân tiến như thằng em IP 8 của nó đâu mà to con và có tính năng kháng nước. Oái ác trời hôm đó lại ui ui chả có nắng, cũng tại lúc về quê cầu nguyện xin Chúa cho trời mát để đi đường cho sướng, Chúa cho trời mát giờ hỏng lẽ lại xin nắng, thôi đành chịu, đứng giũ em nó thứ điều chóng mặt ngợp thở mà nước cứ từ trong nó tuôn ra hoài. Tự nhiên cái khó ló cái khôn. Về đến nhà Lợi tui chạy ngay xuống bếp kêu má cho mượn cái nồi to to, má giật mình tưởng thằng con hôm nay giỏi vào bếp làm món ngon, còn định xúi nó đi thi vua đầu bếp nữa ai dè nó nói mượn để “nấu táo”. Dùng cái nồi và một cái chén ( miền bắc gọi là cái bát ). Đặt cái nồi lên bếp úp cái chén vào trong cái nồi, để trái táo Tây lên trên cái chén, đậy nắp nồi lại bật lữa lên, nhớ là không được dùng bếp điện từ nha, bếp than, củi, ga hay hồng ngoại gì cũng được. Chỉ cần 5 phút thôi thì tắt lửa, để nguyên vậy 10 phút, lại bật lửa 5 phút, rồi để 10 phút, làm đúng 5 chu kỳ, đố các bạn tổng hết thời gian là bao nhiêu phút??? Sau đó lấy ra bật nguồn thì….ồ táo đã hiện ra và con IP được cứu sống. Các bạn có thể dùng cách này để làm khô cái ổ đĩa cứng vô nước của mình nhé. Nhớ là làm sạch rồi mới làm khô chứ đang bị nước bẩn mà làm khô thì có mà…tự sát.

Nồi bằng inox dùng sơ cấp cứu ổ cứng bị vô nước

Chén bằng gốm sứ phục vụ công tác sơ cấp cứu ổ cứng bị vô nước

Cho chén vào trong nồi

Đặt điện thoại hoặc ổ cứng vào

Đun nóng 10p

Trên đây là một cách hoàn toàn chân thật và hiệu quả, các bạn đừng nghĩ rằng mình nói dối hay trình bày cho có, nhớ là đun nóng chừng 5 phút rồi để nguyên không mở nắp đến khi nguội hẳn, làm lại khoản 3 lần như vậy. các bạn đừng sợ hư, ngay cả khi cấp cứu ổ đĩa cứng cũng vậy. Thật ra khi ổ cứng hoạt động, nhiệt độ nó tỏa ra có khi gần 100 độ C, cho nên việc sấy nóng hoàn toàn không ảnh hưởng, lưu ý là cho nhỏ lửa thôi chứ không phải là " nướng" nhé!

3. HOÀN TẤT CÔNG TÁC SƠ CẤP CỨU Ổ ĐĨA CỨNG BỊ VÔ NƯỚC

Tốt nhất là sau khi làm sạch làm khô các bạn mang ngay ổ đĩa cứng của mình đến dịch vụ vi tính gần đó để các chuyên gia kiểm tra, nếu bạn đủ tự tin với việc làm sạch, làm khô của mình thì bạn hãy lắp board mạch trở lại như cũ và tiến hành cấp nguồn test thử, đảm bảo nếu bạn thực hiện thật kỹ, thật chi tiết theo điều mình hướng dẫn thì 90% ổ đĩa cứng của bạn hoạt động lại bình thường. Lưu ý nếu ngập nước cả phần cơ thì không nên thử mà phải mang đến đúng trung tâm cứu dữ liệu, kỹ thuật vi tính bình thường không giúp bạn được trong trường hợp này đâu.

4. NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH TRONG CÔNG TÁC SƠ CẤP CỨU Ổ ĐĨA CỨNG BỊ VÔ NƯỚC.

-        Không được để lâu, việc bạn chậm trễ sẽ rất nguy hiểm cho dữ liệu của mình. Nếu có thể thì bạn nên mang đến trung tâm cứu dữ liệu ngay tức khắc. Nếu là nữa đêm bạn vẫn phải thức và làm công tác sơ cấp cứu ổ đĩa cứng bị vô nước như mình đã chỉ. Nếu bạn là kỹ thuật cũng phải sơ cấp cứu hoặc mang ngay đến trung tâm chuyên cứu dữ liệu.

-        Không được làm vội vàng qua loa.

-        Không được cấp nguồn cho ổ cứng khi chưa thật sự sạch và khô.

-        Không được chọc thủng bất kỳ chỗ nào trên phần cơ.

-        Không được chà xát mạnh làm bung tróc mạch hay linh kiện.

-        Không được sấy quá nóng ( trên 70 độ đối với phần cơ và trên 100 độ đối với board mạch)

Và cuối cùng mong các bạn share bài viết này cho nhiều người đọc, thật sự chỉ các bạn chiêu này có ảnh hưởng đến "chén cơm" của mình đó, nhưng với tình yêu Chúa dạy cho mình, mình phải ban cho thì có phước hơn nhận lãnh. Nếu bạn cứu được ổ cứng hay dữ liệu của bạn thì hãy nhớ cảm ơn Chúa nhé! Chúa là Đức Chúa Trời Đấng sáng tạo nên vũ trụ và muôn loài vạn vật trong đó có bạn và tôi. Chính Ngài dạy không được ích kỷ mà phải yêu thương chia sẻ nên mình vâng lời mà viết bài viết này đó! Cảm ơn Chúa! Cảm ơn bạn đã đọc và chia sẻ cho nhiều người qua Facebook và Google+.

kết thúc bài viết : CÁCH SƠ CẤP CỨU Ổ ĐĨA CỨNG BỊ VÔ NƯỚC

Nếu có Anh Chị hay Bác nào lớn tuổi đọc bài viết này xin thứ lỗi cho Lợi vì cách viết xưng là "mình" và gọi là "các bạn". Xin cảm ơn! 

Nếu anh chị em nào đọc thấy hay thì share facebook, google + giúp mình.  

Vậy là mình có động cơ để viết tiếp. Cảm ơn các bạn!

Cảm tạ Chúa !

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

QUẢNG CÁO GOOGLE

Tin Hot nhất

Thống kê lượt xem

Tổng truy cập 1,940,360

Đang online7

NHÀ TÀI TRỢ