Đây là một ca phục hồi dữ liệu trên ổ SSD và cũng là một minh chứng cho thấy ổ SSD không phải là an toàn tuyệt đối!
Ngày đăng: 18-04-2016
5,758 lượt xem
CỨU DỮ LIỆU TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Ổ SSD SAMSUNG CHUẨN M2 PCIe LAPTOP SONY
Có rất nhiều trường hợp cứu dữ liệu, phục hồi dữ liệu trên thẻ nhớ, usb, trên ổ đĩa cứng. Chúng tôi đã nêu ra rất nhiều trường hợp khác nhau với mục đích chia sẻ cho các anh em kỹ thuật lẫn các khách hàng nhằm giúp cho chúng ta có một hướng đi đúng trong công tác phục hồi dữ liệu tránh những sai sót không đáng phải có! Tuy nhiên gần đây chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp giống nhau và cũng đã có đề cập đến cho nên chúng tôi không nêu lên, có vài anh em thắc mắc là có lẽ trung tâm cứu dữ liệu Phước Lợi Group ít khách nên không thấy viết bài. Không phải như vậy nhưng để tránh nhàm chán chúng tôi chỉ viết những trường hợp đặc biệt và có những điểm mới mà thôi.
Hôm nay trong bài viết " Cứu dữ liệu ổ SSD SAMSUNG chuẩn M2 PCIe " này chúng tôi cũng có vài lưu ý cho mọi người. Có một khách hàng tại TP. Hồ Chí Minh đã mang đến cho chúng tôi cứu dữ liệu trên laptop của mình. Và đây chính là cái laptop đó :
Nhìn có lẽ các bạn cũng đoán được là laptop này đã bị chấn động mạnh đến mức độ nào. Có thể nói là vô cùng kinh khủng, như là bị một chiếc xe tải cán ngang qua vậy. Màn hình thì bể nát còn phần bên trong thì sao?
Rất tiếc là chúng tôi không có được một cái máy chụp ảnh đủ xịn để có thể chụp chi tiết bên dưới các con chip của hệ thống board mạch. Tất cả các chip đều bị bong ra, phần board mạch bị cong vênh, các chân ốc bị gãy, ngay cả chip CPU cũng bị thủng. Vấn đề cần nhất ở đây là phục hồi lại dữ liệu trên ổ SSD. Ổ SSD này là một thẻ mạch được kết nối với board mạch chủ thông qua khe cắm M2 -PCIe.
Trước hết chúng ta nên tìm hiểu xem ổ SSD chuẩn M2 PCIe là thế nào. PCIe chính là khe PCI Express (Peripheral Component Interconnect Express). Chắc các bạn kỹ thuật không lạ gì với chuẩn này, trên main máy vi tính để bàn thì có các khe PCIe như sau :
Vì trường hợp CỨU DỮ LIỆU TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Ổ SSD SAMSUNG CHUẨN M2 PCIe LAPTOP SONY thẻ SSD là loại chuẩn M2 PCIe 4x nên chúng ta cùng xem sơ đồ chân của PCIe 4x :
Hình ảnh này mình lấy từ wikipedia.org
Chuẩn PCIe 4x Có đến 32 chân và 4 cặp tín hiệu truy xuất DATA. Như vậy tốc độ truy xuất cao hơn là SATA III. Xin lưu ý là với dòng SSD M2 chuẩn PCIe 4x này hoàn toàn khác với Chuẩn M2 SATA. Do vậycác bạn phải tìm hiểu thật kỹ loại SSD mình đang có là loại M2 SATA hay M2 PCIe (phần này mình sẽ viết một bài nói rỏ hơn).
Trở lại với trường hợp: CỨU DỮ LIỆU TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Ổ SSD SAMSUNG CHUẨN M2 PCIe LAPTOP SONY
Sau khi nhận được máy và ổ SSD ( vì khách hàng đã mang đến một trung tâm khác để phục hồi dữ liệu nhưng không thành công nên ổ SSD đã được tháo rời ra khỏi máy. Với chuẩn M2 PCIe 4x này thì gần như chỉ có những máy đắc tiền mới có. Cụ thể là ở đây nó đang nằm trong một laptop Sony màn hình cảm ứng cực đỉnh. Ổ SSD SAMSUNG này lại có dung lượng là 512Gb cũng thuộc vào hàng cực chất. Ban đầu chúng tôi không có thiết bị để có thể đọc thẻ SSD này. Việc đầu tiên anh em kỹ thuật trong trung tâm chúng tôi quyết định là cố gắng sửa chữa lại phần board mạch chính của cái laptop Sony. Thế nhưng khi tháo rời phần board mạch chính ra chúng tôi mới thấy rõ là nó đã bị chấn động mạnh đến cỡ nào. Cả phần board mạch cong vênh không còn như trước nữa, các chip PGA bị bong ra khỏi mạch, ngay cả chip CPU cũng bị lún xuống. Anh Đăng Khoa vốn là một kỹ thuật siêu hạng trong công tác sữa chữa mạch đã bắt tay vào cuộc ngay. Sau 1 ngày vật lộn với phần board mạch chính này anh đã có thể sửa nó từ im ru sang trạng thái mở được nguồn. Thế nhưng đến khi bóc chip CPU chẩn PGA ( anh em kỹ thuật quen gọi là chip dán ) ra khỏi phần mạch thì anh Khoa kết luận ngay là " thua"! Như vậy hướng đi này đã bế tắc. Chúng tôi liên hệ nhiều anh em ở các trung tâm sửa chữa mua bán laptop khác để xem có thể mượn được một cái laptop nào giống để test thử ổ SSD. Nhiều cái Sony được mang về nhưng... đều chỉ gần giống mà không giống. Như chúng tôi có lưu ý ở trên là có ổ SSD M2 SATA và SSD M2 PCIe. Vì thế tuy mới nhìn chúng gần như giống hệt nhay, nhưng kỳ thực là khác nhau và không thể chuyển đổi cho nhau. chúng tôi tiến hành nhanh chóng đặt hàng bộ chuyển đổi chuẩn M2 PCIe sang PCIe 4x.
Đây là card chuyển đổi mà chúng tôi đã mua. Chúng tôi đang tiến hành viết bài về các card chuyển đổi này, và hiện tại nếu anh em cần chúng tôi có thể ship hàng về mới mức giá vô cùng hợp lý mà ai trong giới" vọc sĩ"cũng có thể sở hữu được. Loại card này có thể chuyển được 2 loại SSD M2 SATA và M2 PCIe sang PCIe 4x PC. Như vậy bước thứ nhất đã hoàn tất.
Chúng tôi tiến sang bước thứ 2 của ca : CỨU DỮ LIỆU TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Ổ SSD SAMSUNG CHUẨN M2 PCIe LAPTOP SONY. Sau khi dùng card chuyển đổi để kết nối ổ SSD cần phục hồi dữ liệu với máy vi tính để bàn thì chúng tôi nhận thấy ổ cứng không được nhận dạng, tức là không detect. Rõ ràng trong quá trình chấn động đã làm cho ổ SSD bị hư hỏng. Không giống như ổ đĩa cứng khi bị chấn động thì bể đĩa hoặc hư đầu đọc. Tôi còn nhớ trong bài viết nói về điểm hay và điểm yếu của ổ SSD mình có nói về khuyết điểm của nó khi bị va chạm, chấn động mạnh thì đây là một điển hình cụ thể minh chứng cho điều đó. Chúng tôi tiến hành đo kiểm trở kháng và nhận thấy đã có quá nhiều đường DATA mạch bị hở. Phải bóc các chip PGA ra thì mới biết được.
Phần mạch in bên dưới chip khiển chính ( với loại này chip vi xử lý được tích hợp luôn cả chip gate tức chip I/O bên trong). Nếu các bạn kỹ thuật nhìn sẽ thấy 4 cặp tin hiệu đều bị mất phần mạch in trên board. Với lỗi này kỹ thuật của chúng tôi sẽ dễ dàng xử lý. Thế nhưng bên dưới chip còn bị nặng hơn :
Một khi phần mạch in bên dưới chip bị đứt thế này thì không thể nối lại được. Chỉ có thể thay chip mới. Thế nhưng ổ SSD này vô cùng hiếm thì làm sao có chip thay thế. Chúng tôi đã liên hệ khách hàng và báo trả lại nhưng anh bảo dữ liệu vô cùng quan trọng. Chúng tôi tiến hành thực hiện bước thứ 3.
Bước thứ 3 của ca: CỨU DỮ LIỆU TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Ổ SSD SAMSUNG CHUẨN M2 PCIe LAPTOP SONY
Bây giờ phải phát lệnh truy nã toàn cầu ổ cứng SSD SAMSUNG 512G M2 PCIe này. Sau khi nhờ bác Google và Ebay tìm kiếm chúng tôi cũng phát hiện ra người anh em song sinh của ổ SSD này. Chúng tôi đang tiến hành giao dịch và xin lệnh chuyển anh ta về Việt Nam để lấy nội tạng cứu lại dữ liệu trong thân thể người anh em đã chết .
Đây hình ảnh từ Ebay gởi về và bên dưới là người anh đang cần cứu
Mong rằng mọi thủ tục được hoàn tất nhanh chóng để các bạn sẽ biết " chúng tôi đã làm điều đó như thế nào?" nhé! Bước tiếp theo sẽ còn tiếp diễn!!!
Trong khi chờ Ship hàng từ Ebay về, chúng tôi quyết định gỡ các chip nhớ Flash để xem phần mạch bên dưới chip có bị tổn thương hay không.
Lưu ý các anh em kỹ thuật loại SSD này có 2 mặt là chip và phần board rất mỏng, chân chip lại làm bằng thiết cứng nên việc bóc tách đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm. Máy thay chip PGA phải sử dụng loại có 3 phần nhiệt để nhiệt độ đều không làm cong vênh board mạch. Việc gắn thẻ SSD lên dàn giá đỡ cũng phải hết sức cẩn thận, phần khó nhất vẫn là lập trình nhiệt, phải đúng thời gian, đúng nhiệt, vì chip Flash có giới hạn trong vấn đề chịu nhiệt, rất dể bị vở phần vỏ bao bọc ( giới kỹ thuật hay gọi là "phù" chip).
Rất may mắn là các chip nhớ Flash không bị tổn thương sau cú va đập, như vậy việc phục hồi lại dữ liệu trên ổ SSD này vẫn còn 1 tia hy vọng. Chỉ chờ người anh em sinh đôi của nó về nước mà thôi.
Nếu có Anh Chị hay Bác nào lớn tuổi đọc bài viết này xin thứ lỗi cho Lợi vì cách viết xưng là "mình" và gọi là "các bạn". Xin cảm ơn!
Nếu anh chị em nào đọc thấy hay thì share facebook, google + giúp mình.
Vậy là mình có động cơ để viết tiếp. Cảm ơn các bạn!
Cảm tạ Chúa !
Gửi bình luận của bạn