Hé lộ bí mật phương cách cứu dữ liệu, phục hồi dữ liệu server như thế nào

Hé lộ bí mật phương cách phục hồi dữ liệu server, RAID 0,1,3,4,5,6 tại trung tâm phục hồi dữ liệu PHƯỚC LỢI GROUP

Ngày đăng: 09-03-2016

13,370 lượt xem

PHƯƠNG CÁCH CỨU DỮ LIỆU TRÊN SERVER

Các bạn thân mến! Mình có cơ hội tham quan nhiều hệ thống Server rất lớn với độ an toàn có thể nói gần như tuyệt đối. Với những công ty nước ngoài người ta rất quý trọng dữ liệu. Như tại chi nhánh công ty của Hà Lan mà bạn của mình làm IT trưởng có cả hệ thống backup bằng băng từ. Backup theo ngày, tuần, tháng, năm. Cứ một tháng lại mang vào gởi tủ bảo hiểm tại ACB. Và trong phòng server có cả một hệ thống chống cháy cực kỳ độc đáo, cứ mỗi lần xảy ra hỏa hoạn thì hệ thống phụt ra một chất bao xung quang server và đảm bảo hoàn toàn an toàn trước giặc lửa. Nhưng theo bạn mình nói cứ 1 lần phụt như vậy là 200 triệu!!! Trong khi một tập đoàn kinh doanh bất động sản lớn của việt Nam tại TP. HCM mình cũng có một người bạn làm IT trưởng tại đó. Bạn đó cho biết có một lần ổ đĩa cứng của Server bị hỏng, bạn mình đề xuất thay thế mà 2 tháng rồi vẫn chưa được duyệt. Thế rồi ổ cứng cũ chưa duyệt thay thì đùng một cái 3 ổ cứng còn lại cũng chết luôn, lần đó cứu dữ liệu không đã mất 20 triệu đồng mà vẫn phải thay luôn 4 ổ cứng. Bao nhiêu đó mình cũng thấy cấp độ và tầm nhìn khác nhau như thế nào giữa 2 nhà quản lý.

Qua câu chuyện mình vừa đề cập cho thấy Server vẫn có lúc bị hư hỏng, hư hỏng phần board mạch và hư hỏng phần ổ đĩa cứng, do vậy mà nghành công nghệ phục hồi dữ liệu trên Server mới ra đời. Hôm nay mình sẽ hé lộ đôi điều về công nghệ phục hồi dữ liệu trên Server.

I. THIẾT BỊ PHẦN CỨNG HỔ TRỢ VIỆC PHỤC HỒI DỮ LIỆU TRÊN SERVER

Trước hết bạn phải có một Card RAID. Tùy theo ổ đĩa cứng của Server theo chuẩn SCSI hay SAS thậm chí có những Server tự thiết kế sử dụng chuẩn SATA. Giá card này trong khoảng 100-800USD tùy loại.

Trong trường hợp của trung tâm chúng tôi sử dụng có 3 loại Card khác nhau. Mình chỉ đưa ra một loại card làm mẫu cho các bạn xem.

Có 2 cổng kết nối với 8 port SAS, Chuẩn kết nối với máy tính là PCIe cho tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn rất nhiều so với USB3.0 hoặc PCI.

2. PHẦN MỀM HỔ TRỢ VIỆC PHỤC HỒI DỮ LIỆU TRÊN SERVER

Trước khi bàn luận về phần mềm thiết nghĩ chúng ta nên phân biệt giữa SATA và SAS.

SATA là viết tắc của cụm từ Serial Advanced Technology Attachment là chuẩn truyền dữ liệu theo chuẩn nối tiếp.

SAS là viết tắc của cụm từ Serial Attached SCSI cũng là chuẩn truyền dữ liệu theo chuẩn nối tiếp nhưng với tốc độ cao phục vụ cho nhu cầu truy xuất Data của Server

Thoạt nhìn trông chúng có vẻ giống nhau nhưng nếu chúng ta nhìn kỹ sẽ thấy cổng SATA thì có rãnh xẻ ở giữa cáp nguồn và cáp tín hiệu còn SAS thì liền một khối. Đó là cách nhận diện một cách trực quan nhất. Sau đây là bảng mô tả sự phát triển về tốc độ truy xuất.

Đây là bảng mô tả cho đến thời điểm năm 2013 các bạn thử nghĩ trong 3 năm qua công nghệ đã tiến xa hơn tới mức nào.

Chúng ta vừa nói đến cách để nhận biết chuẩn SATA và SAS. Bây giờ chúng ta bàn đến một công nghệ nối kết ổ đĩa cứng mà Server thường hay sử dụng.

RAID viết tắc của cụm từ Redundant Arrays of Inexpensive Disks hay Redundant Arrays of Independent Disks là phương thức ghép nối  nhiều ổ đĩa cứng vật lý thành một hệ thống ổ đĩa cứng nhằm làm tăng tốc độ đọc/ghi dữ liệu hoặc nhằm tăng thêm sự an toàn của dữ liệu chứa trên hệ thống đĩa có khi người ta kết hợp cả hai yếu tố trên.


RAID được chia làm nhiều loại, có 6 loại cơ bản là RAID 0, RAID 1, RAID 3,RAID 4,RAID 5,RAID 6.

RAID 0: Để sử dụng kiểu RAID 0 chúng ta phải có ít nhất là 2 ổ cứng. Tổng dung lượng sẽ bằng dung lượng ổ nhỏ nhất nhân với số lượng ổ đĩa cứng. Có nghĩa là các ổ cứng được nối với nhau nhằm tăng dung lượng và tốc độ truy xuất cũng nhanh hơn nhiều. tuy nhiên nhược điểm của nó là độ an toàn dữ liệu rất kém, chỉ cần một ổ đĩa cứng bị hư hỏng thì toàn bộ cấu trúc bị gãy và mất hết dữ liệu. Cái khuyết điểm thứ 2 là dung lượng chỉ tính theo cấp số cộng của ổ cứng có dung lượng nhỏ nhất, thí dụ bạn gắn 1 ổ cứng 500Gb và một ổ cứng 750Gb thì khi sử dụng chuẩn RAID0 bạn chỉ nhận được 1000Gb tức là 500Gbx2 chứ không phải 500Gb+750Gb=1250Gb.

RAID 1: Cũng giống như RAID 0, để sử dụng kiểu RAID này chúng ta cần có ít nhất là 2 ổ đĩa cứng. Nhưng trong trường hợp này dữ liệu được bảo đảm an toàn hơn bởi lẽ dữ liệu sẽ được lưu trên 2 ổ đĩa cứng hoàn toàn giống nhau. Như vậy chúng ta chỉ sử dụng được dung lượng của 1 ổ đĩa mà thôi. Thí dụ chúng ta gắng 2 ổ đĩa cứng 1Tb và RAID theo kiểu RAID 1 thì chúng ta chỉ có được dung lượng là 1Tb mà thôi. Nhưng ưu điểm là nếu 1 trong 2 ổ đĩa cứng bị hư hỏng thì dữ liệu vẫn còn nguyên vẹn trong ổ đĩa cứng còn lại.

RAID 3: Nếu nói RAID 0 có nhược điểm là không an toàn cho dữ liệu thì RAID 3 là một sự cải tiến nhằm điều chỉnh phần khiếm khuyết của RAID 0. Vì thế RAID 3 chính là RAID 0 và có thêm 1 ổ cứng để lưu trữ tất cả dữ liệu. Lấy thí dụ nhé, bạn có 4 ổ cứng RAID 3 thì lúc đó sẽ có 3 ổ RAID 0 lại thành một ổ cứng lớn, dữ liệu sẽ được ghi trên 3 ổ cứng đó mỗi ổ một chút ( giống RAID 0). Và ổ thứ 4 chính là ổ lưu trữ tất cả dữ liệu của 3 ổ kia để phòng khi bất trắc có em nào "nghỉ thở" thì nó sẽ truyền lại cho em mới khi được thay thế vào. như vậy RAID 3 có ít nhất phải là 3 ổ đĩa cứng. Các bạn xem hình bên dưới nhé!

RAID 4: Giống như RAID 3 nhưng cấu trúc cho phép truyền tải và lưu trử gói dữ liệu lớn hơn nhiều, và đương nhiên nó cũng phải có ít nhất là 3 ổ đĩa cứng.

RAID 5: Có thể nói đây là một dạng RAID phức tạp và khó diễn tả nhất. Nó cũng đòi hỏi có ít nhất là 3 ổ đĩa cứng, dữ liệu được ghi và sao lưu chồng chéo với nhau, nghĩa là dữ liệu chứa trên ổ cứng này sẽ được lưu trữ trên ổ cứng kia. Bây giờ chúng ta ví dụ nhé. Chúng ta có 8 gói dữ liệu cần được lưu trữ, và có 3 ổ đĩa cứng. Gói dữ liệu số 1 và số 2 sẽ được ghi vào ổ đĩa 1 và 2 riêng rẽ, dữ liệu sao lưu của chúng được ghi vào ổ cứng 3. Gói số 3 và 4 được ghi vào ổ 1 và 3 với phần sao lưu tương ứng ghi vào ổ đĩa 2. Gói số 5, 6 ghi vào ổ đĩa 2 và 3, còn phần sao lưu được ghi vào ổ đĩa 1 và sau đó trình tự này lặp lại, gói số 7,8 được ghi vào ổ 1, 2 và phần sao lưu ghi vào ổ 3 như ban đầu. Như vậy RAID 5 vừa đảm bảo tốc độ nhanh, vừa giữ được tính an toàn cho dữ liệu cao. Dung lượng đĩa cứng cuối cùng bằng tổng dung lượng đĩa sử dụng trừ đi một ổ. Tức là nếu bạn dùng 3 ổ 80GB thì dung lượng cuối cùng sẽ là 160GB nghe "hại não" rồi phải không các bạn!!!

RAID 6: Có thể nói đây giống là bản nâng cấp từ RAID 5, tuy nhiên để an toàn nó lưu trữ phần backup lên nhiều nơi hơn, và như vậy phải có ít nhất là 4 ổ đĩa cứng cho loại RAID này.

3. NHỮNG TRƯỜNG HỢP BỊ MẤT DỮ LIỆU VÀ CÁCH  PHỤC HỒI DỮ LIỆU TRÊN SERVER:

Bây giờ chúng ta cùng xét một vài trường hợp lỗi dẫn đến việc mất dữ liệu trên server.

* Main server bị lỗi không chạy : Trường hợp này chúng ta phải nhờ những đơn vị sửa chữa main server, hoặc liên hệ chính hãng để bảo hành hoặc nhờ hổ trợ. Tuy nhiên lúc đó bạn phải xác định phần card RAID là loại onboard hay card rời. Nếu là card rời thì chúng ta giữ lại phần card và ổ cứng, khi server được sửa main hoặc thay main thì chúng ta chỉ việc lắp trở lại như cũ là ok. Tuy nhiên nếu là card onboard thì chúng ta phải nhờ hãng hổ trợ phần dữ liệu, hoặc có thể nhờ họ sao lưu lại phần chip flash của card RAID. Tất cả thông số RAID đều nằm trên chip flash.

* Server bị chết ổ đĩa cứng:

- Nếu ổ đĩa cứng của server bị hỏng do chạm cháy mạch thì phương cách làm cũng giống như bài viết : phục hồi dữ liệu ổ đĩa cứng bị chạm cháy mạch.

- Nếu ổ đĩa cứng của server bị chết đầu đọc thì cách phục hồi dữ liệu sẽ theo bài viết : phục hồi dữ liệu ổ cứng chết đầu đọc.

- Nếu ổ đĩa cứng bị bad sector thì chúng ta tiến hành dùng thiết bị phục hồi dữ liệu bằng cách trích xuất dữ liệu ( data extraction ), tốt nhất là trích xuất ra một file ảnh (image). Cũng có thể dùng thiết bị copy của hãng Salvationdata để copy sang một ổ cứng khác nên xem bài viết : những thứ cần thiết để cứu dữ liệu., đương nhiên là dữ liệu sẽ có phần bị lỗi, nhưng cái chúng ta cần là thông số để phục hồi lại cấu trúc RAID của server.

- Mọi công việc vừa nói sẽ cần dùng đến rất nhiều thiết bị, tool vừa là phần cứng lẫn phần mềm, và trong đó có sử dụng đến Card RAID mà ở phần đầu bài viết mình có giới thiệu. Nếu server chỉ bị hỏng một ổ đĩa cứng thì sau khi phục hồi dữ liệu của ổ cứng đó chúng ta sẽ làm bước tiếp theo.

* Bạn chuyển tất cả dữ liệu vừa phục hồi từ ổ đĩa cứng hỏng đó sang ổ đĩa cứng mới. Có thể khi bạn đưa ổ cứng mới đó vào server thì server sẽ hoạt động bình thường ( điều này xảy ra khi dữ liệu phục hồi được với tỉ lệ cao).

* Có một cách bạn có thể thử trước trên server ảo, bạn tạo tất cả các ổ cứng thành file ảnh ( image) rồi sau đó dùng một máy ảo RAID các file ảnh đó lại thành một ổ cứng đúng như RAID của server gốc. Nếu quá trình thành công bạn có thể lấy lại toàn bộ dữ liệu hoặc ở một mức độ thất thoát ít do dữ liệu nằm vào vùng bad sector của ổ đĩa cứng bị hỏng. Khi bạn làm trên máy server ảo thành công thì bạn cũng sẽ thành công khi làm trên server thật, nhưng nếu không thành công thì cũng chỉ là trên server ảo còn dữ liệu thật vẫn còn nằm nguyên trên server gốc và bạn có quyền bắt đầu lại với một cách khác. Nói chung bài viết này mình chỉ nêu ra cho các bạn về nguyên lý cũng như vài bước cơ bản để phục hồi dữ liệu trên server. trên thực tế có nhiều trường hợp với rất nhiều phương cách xử lý, anh em nào có những kinh nghiệm hay nên chia sẻ cùng nhau.

Cảm ơn các bạn đã xem bài viết : PHƯƠNG CÁCH CỨU DỮ LIỆU TRÊN SERVER! Chúc các bạn thành công!!!

 

Nếu có Anh Chị hay Bác nào lớn tuổi đọc bài viết này xin thứ lỗi cho Lợi vì cách viết xưng là "mình" và gọi là "các bạn". Xin cảm ơn! 

Nếu anh chị em nào đọc thấy hay thì share facebook, google + giúp mình.  

Vậy là mình có động cơ để viết tiếp. Cảm ơn các bạn!

Cảm tạ Chúa !

Bình luận (3)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
  • Đỗ Hoàng (09-12-2019) Trả lời
    Nội dung Wesite hay. lần đầu đọc một trang về CNTT của một group công giáo. chúc các bạn an lành và thành công. Merry Christmas
  • Hà Dũng (05-12-2017) Trả lời
    Cảm ơn bạn, bài viết rất chi tiết
    • Loi_IT (10-12-2017)
      Cảm ơn bạn!

.

 

QCGG

Tin Hot nhất

Thống kê lượt xem

Tổng truy cập 1,807,773

Đang online19