Bạn đang có một thẻ nhớ máy chụp hình, máy tính bảng, điện thoại, hay thẻ nhớ máy quay phim bị hư hỏng, làm sao để biết thẻ nhớ của bạn có còn phục hồi dữ liệu lại được hay không?
Ngày đăng: 09-08-2016
9,930 lượt xem
LÀM SAO BIẾT THẺ NHỚ CÓ CÒN PHỤC HỒI DỮ LIỆU LẠI ĐƯỢC KHÔNG?
Các bạn thân mến! Trong quá trình phục hồi dữ liệu, mình luôn nhận được sự thắc mắc của khách hàng là " trong trường hợp mà tôi đang gặp phải dữ liệu có thể phục hồi lại được hay không?". Trong khuôn khổ của việc phục hồi dữ liệu thẻ nhớ mình xin nêu ra vài đặc điểm để giúp cho các anh chị và các bạn cách nhận biết thẻ nhớ của mình còn có thể cứu lại dữ liệu hay không.
I. CÁC TRIỆU CHỨNG HƯ HỎNG CỦA THẺ NHỚ :
- Phần này mình sẽ nêu ra những trường hợp cụ thể mà mình gặp phải trong lúc cứu dữ liệu. Vì trước giờ mình chưa có ý định viết bài viết này cho nên dù đã thực hiện nhiều ca cấp cứu dữ liệu thẻ nhớ nhưng lại không có chuẩn bị hình ảnh. Hôm nay nhân lúc nhận được 2 ca cứu dữ liệu thẻ nhớ với 2 kết quả ngược nhau nên mình quyết định viết bài này để cho các anh chị và các bạn rút kinh nghiệm. Trong những ngày tới khi gặp những trường hợp khác mình sẽ bổ sung thêm cho hoàn chỉnh.
1. Thẻ nhớ đòi format khi gắn vào máy chụp hình, máy quay film hay khi kết nối với máy vi tính:
- Đây là trường hợp thiết bị vẫn còn nhận dạng được thẻ nhớ là một cơ sở lưu trữ dữ liệu tuy nhiên về cấu trúc đã bị lỗi hoặc dung lượng bị thay đổi không đúng với nguyên thủy của nó.
Trong trường hợp này tuyệt đối bạn không được bấm vào nút format nhé! Bởi vì thẻ nhớ đang bị lỗi bạn format thì quá trình format không thể thành công mà nó càng làm cho lỗi nặng hơn và việc phục hồi lại dữ liệu sẽ vô cùng khó khăn. Vừa qua theo lời kể của nhiều khách hàng thì anh em cho biết đã lên mạng tìm hiểu và không biết sao có bài viết chỉ rằng muốn cứu lại dữ liệu thẻ nhớ hoặc ổ cứng trước hết phải format rồi sau đó mới cứu được dữ liệu. Xin thưa rằng đừng bao giờ bạn làm như vậy, bạn chỉ làm tình hình thêm tồi tệ hơn mà thôi. Trong trường hợp này phương pháp tốt nhất là dừng ngay mọi hoạt động và mang đến những trung tâm chuyên cứu dữ liệu nhờ giúp đỡ, phải "chuyên" nhé các bạn vì nếu không chuyên sẽ nhận được sự trợ giúp làm cho dữ liệu ra đi mãi mãi luôn đó!
2. Thẻ nhớ không nhận khi gắn vào máy chụp hình, máy quay film hay khi kết nối với máy vi tính:
Thẻ nhớ không nhận có nghĩa là khi gắn thẻ nhớ vào đầu đọc thẻ chúng ta vào phần Disk Management thấy xuất hiện 1 ổ đĩa nhưng không thấy dung lượng và không thấy trong mục My computer.
Tất cả những biểu hiện này cho thấy máy vi tính chỉ nhận thấy đầu đọc thẻ nhớ mà không thấy thẻ nhớ.
Về nguyên nhân hư hỏng có thể do thẻ nhớ bị gãy. Nguyên nhân gãy thì đa phần là do thao tác cắm vào rút ra không đúng, thẻ nhớ rất mỏng và rất dễ bị cong gãy, phải thật sự nhẹ nhàng và rút thẳng không để cho cong vênh thẻ. Có một vài thiết bị muốn rút thẻ ra phải ấn vào, có người ấn vào quá mạnh làm trượt tay lên hoặc xuống cũng làm gãy thẻ.
Nếu không có dấu hiệu bị gãy thì thẻ nhớ đã bị hỏng. Cần phải đo kiểm phần board mạch, phần này chỉ có kỹ thuật chuyên nghiệp mới có thể xác định được.
Trường hợp thẻ nhớ không nhận việc phục hồi dữ liệu có tỉ lệ thành công khá thấp.
II. CÁCH NHẬN BIẾT THẺ NHỚ CÓ THỂ PHỤC HỒI LẠI DỮ LIỆU HAY KHÔNG :
1. Trong trường hợp thẻ nhớ đòi format :
- Nếu bạn đã click vào nút format trên máy vi tính hoặc ra lệnh format trên máy chụp hình, máy quay film, hay điện thoại và nó báo lỗi rằng quá trình format không thành công thì cơ hội phục hồi lại dữ liệu chỉ còn lại 5% nếu như không muốn nói là không thể. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp cứu lại được dữ liệu dù rất hiếm.
- Nếu bạn đã click vào nút format trên máy vi tính hoặc ra lệnh format trên máy chụp hình, máy quay film, hay điện thoại và nó báo rằng quá trình format thành công ( hiếm khi được như vậy) thì bạn đừng làm thêm động tác nào nữa mà hãy nhanh chóng mang đến cho chúng tôi phục hồi lại dữ liệu. Cơ hội trong trường hợp này là 70% thành công.
- Tốt nhất là bạn chưa bấm vào nút format hoặc ra lệnh format trên thiết bị. Trường hợp này nếu anh em nào là kỹ thuật thì có thể kiểm tra dung lượng thẻ nhớ. nếu lúc đó thẻ nhớ vẫn còn nhận đúng dung lượng của nó thì xem như quá trình phục hồi dữ liệu thành công đến 80%. Còn nếu như thẻ nhớ đang nhận sai dung lượng thì cơ hội cứu lại dữ liệu gần như là 0%.
Bây giờ mình sẽ hướng dẫn cơ bản cách nhận biết dung lượng thẻ nhớ bằng tool của MRT. MRT là một tool chuyên dụng để giúp cho việc cứu dữ liệu vô cùng mạnh mẽ không thua gì PC3000 mà giá thành thì hợp lý hơn. Phần này mình sẽ viết một bài trong thời gian tới.
Chúng ta mở chương trình phục hồi dữ liệu lên, trong trường hợp này là MRT. Sau khi đặt tên cho công tác mới và chọn thư mục chứa data chương trình sẽ đưa chúng ta tới một giao diện mới.
Đây là giao diện chọn ổ đĩa cần phục hồi dữ liệu. Chính tại chổ này chúng ta nhận thấy ổ đĩa của chúng ta ( tức là thẻ nhớ cần phục hồi dữ liệu) có còn nhận đủ dung lượng hay không. Trong hình trên thẻ nhớ vẫn còn nhận đủ dung lượng là 8Gb. Và mình đã phục hồi dữ liệu hoàn tất trên thẻ nhớ này.
Hình dưới đây diễn tả thẻ nhớ đã bị lỗi dung lượng và kết quả không cần nói các bạn cũng đã biết rồi, hoàn toàn trái ngược với trường hợp trước.
Thẻ nhớ dung lượng thật là 4Gb nhưng giờ đây nó chỉ còn lại là 30,61Mb.
- Xin lưu ý là trường hợp thẻ nhớ bị lỗi đòi format hoàn toàn khác với trường hợp thẻ nhớ bị format. Trường hợp thẻ nhớ bị lỡ tay format, bị format nhầm, hay chủ đích format thì cơ hội cứu dữ liệu là gần như thành công 99%.
2. Trong trường hợp thẻ nhớ không nhận:
Như mình có nói ở trên, trường hợp thẻ nhớ không nhận có tỉ lệ cứu dữ liệu thành công rất thấp. Nếu thẻ nhớ là dạng đóng khối kín thì gần như là không thể phục hồi lại được dữ liệu. Có vài trường hợp bị đứt mạch như trường hợp : " Cứu dữ liệu thẻ nhớ bị vô nước" thì có thể cứu dữ liệu được.
III. CÁCH CỨU DỮ LIỆU THẺ NHỚ :
1. Cách cứu dữ liệu thẻ nhớ đòi format :
- Tiếp theo vẫn sử dụng tool MRT, sau khi chọn ổ đĩa tức thẻ nhớ cần cứu dữ liệu ( lưu ý là thẻ nhớ phải còn nhận đúng dung lượng ).
Đây là phần dùng soft dò tìm tất cả dữ liệu trên thẻ nhớ.
Sau khi chương trình quét từ đầu đến cuối sẽ hiển thị ra đầy đủ tất cả dữ liệu mà nó tìm thấy. Việc còn lại chỉ là save ra ngoài mà thôi.
2. Cách cứu dữ liệu thẻ nhớ không nhận :
Mình sẽ viết tiếp sau nhé!
Nếu có Anh Chị hay Bác nào lớn tuổi đọc bài viết này xin thứ lỗi cho Lợi vì cách viết xưng là "mình" và gọi là "các bạn". Xin cảm ơn!
Nếu anh chị em nào đọc thấy hay thì share facebook, google + giúp mình.
Vậy là mình có động cơ để viết tiếp. Cảm ơn các bạn!
Cảm tạ Chúa !
Gửi bình luận của bạn