Cứu dữ liệu ổ đĩa cứng và sửa chữa ổ đĩa cứng cái nào dễ hơn? Tại sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Ngày đăng: 15-12-2017
6,099 lượt xem
Có lẽ người sửa ổ cứng thì bảo rằng cứu dữ liệu dễ hơn, còn người làm công tác cứu dữ liệu thì nói là sửa ổ cứng dễ hơn. Tại sao như vậy, vì ai cũng thấy công việc mình đang làm là quá khó, vậy thực tế thì như thế nào? Hôm nay trên tinh thần hoàn toàn khách quan mình sẽ trình bày theo quan điểm của cá nhân mình. Nếu an hem nào có quan điểm khác thì xin đừng chê trách bởi đây chỉ là quan điểm của cá nhân Lợi thôi.
Kết luận này hoàn toàn không có sai, bởi vì những lý do sau :
- Trong trường hợp ổ đĩa cứng bị hư hỏng nặng, hư đầu đọc nếu là công tác sửa chữa ổ đĩa cứng thì chúng ta chỉ việc vứt nó đi là xong bởi vì công sức và chi phí sửa chữa cao hơn giá trị của ổ đĩa cứng thì hoàn toàn không kinh tế tí nào. Đây cũng là lý do mà nhiều người đến cứu dữ liệu lại nói “ủa, sao giá cao hơn mua ổ đĩa mới?” Nếu nói vậy thì vứt đi cho rồi cứu làm chi, giá trị thật của việc cứu dữ liệu chính là dữ liệu chứa bên trong nó. Như vậy trong tình huống này bằng mọi giá chúng ta phải làm cho nó “sống lại” để lấy lại dữ liệu bên trong. Và công việc này vô cùng khó khăn.
Các bạn có thể tham khảo một vài trường hợp sau đây:
- Link bài viết cứu dữ liệu ổ đĩa cứng bị hư đầu đọc.
- Trong trường hợp ổ đĩa cứng bị mã hóa, nhất là những box ổ cứng như Buffalo, WD . . . Hoặc do virus tống tiền mã hóa, việc hư hỏng này nếu không cần dữ liệu thì công việc sửa chữa dễ dàng vô cùng, chỉ việc nạp lại firmware, auto seft test… hay format là có ngay ổ đĩa cứng ngon lành, tuy nhiên dữ liệu sẽ hoàn toàn biến mất. Vậy nếu muốn phục hồi dữ liệu thì lại vô cùng khó khăn, phải dùng tool chuyên dụng, những tuyệt chiêu giải mã mới có thể phục hồi được dữ liệu bên trong ổ đĩa cứng.
- Link bài viết cứu dữ liệu trên box WD
- Trong trường hợp lỗi firmware, Rom nếu là sửa chữa ổ cứng thì chỉ việc fix, nạp lại firmware, Rom rồi chạy scan là xong. Thế nhưng hễ sửa thì hoàn toàn mất hết dữ liệu vì khi nạp lại Rom, firmware, chạy scan thì cấu trúc ổ đĩa đã thay đổi, các sector cũng đã fill data hết rồi. Như vậy muốn cứu dữ liệu thì phải tìm cách sửa firmware, phục hồi nguyên vẹn cấu trúc ổ đĩa cứng, công việc này nói rất nhanh, rất dễ nhưng thực hiện lại vô cùng khó khăn.
- Link bài viết cứu dữ liệu ổ đĩa cứng lỗi firmware
Còn nhiều vấn đề có thể nói là vô cùng “nhiêu khê” mà người thực hiện công tác cứu dữ liệu gặp phải, đó là lý do vì sao mà người kỹ thuật phục hồi dữ liệu lại kết luận là cứu dữ liệu khó hơn sửa chữa ổ cứng nhiều.
Kết luận này cũng không sai, vì những lý do sau:
- Trong trường hợp ổ đĩa cứng bị bad sector, nếu là cứu dữ liệu thì chỉ việc Clone disk sector to sector hoặc map sector bằng tool chuyên dụng rồi sau đó copy dữ liệu mà thôi, xong rồi thì bỏ luôn cái ổ đĩa cứng cho an toàn, không cần phải fix lỗi hay sửa bad sector. Thế nhưng nếu làm nghề sửa chữa ổ cứng thì chỉ bad mà vứt đi thì làm nghề sửa chữa làm chi, phải sửa cho nó hết nad mà sử dụng lại chứ! Và nói nghe rất dễ nhưng sửa chữa thì vô cùng khó, chắc có nhiều an hem đau đầu thức đêm này đêm nọ chỉ vì 1 điểm xanh còn thấy trên bề mặt đĩa của ổ cứng hiệu Toshiba hay Western mà sửa hoài nó không chịu hết. hay trường hợp ổ đĩa cứng bad kinh khủng ( “bad tè le” hết), chạy chương trình test sửa mà cả ngày cả đêm cũng chỉ…3% rồi treo ở đó. Đấy công tác sửa chữ ổ đĩa cứng khó khăn là vậy đó, trong trường hợp này nó khó hơn cứu dữ liệu nhiều.
- Link bài viết về sửa chữa ổ đĩa cứng bị bad sector
CỨU DỮ LIỆU VÀ SỬA CHỮA Ổ ĐĨA CỨNG CÁI NÀO DỄ HƠN
Hãy gọi ngay cho mình nếu bạn muốn sở hữu chiếc máy sửa chữa ổ cứng hoàn toàn tự động này nhé!
- Trong trường hợp ổ đĩa cứng bị đóng bang, nếu cứu dữ liệu thì…30 giây nhưng sửa chữa thì có khi thua, mình đã từng gặp một ổ đĩa cứng dữ liệu đầy đủ, copy dễ dàng nhưng chia đĩa, cài win kiểu gì thì khởi động lại nó cũng “ u như kỹ” tức là y như cũ. Cho tới bây giờ mình vẫn không làm được. Nhiều an hem kỹ thuật chưa gặp chắc nghĩ thầm trong bụng là : “ cái này dễ òm, mình làm hoài!” Trước đây mình cũng nghĩ vậy, nhưng giờ gặp rồi mới thấy là … “pó tay”. Quả thật ca này khó, sửa chữa ổ cứng quả là khó hơn cứu dữ liệu.
- Trong trường hợp bad vùng SA, nếu là cứu dữ liệu thì chỉ việc dùng tool chuyên dụng load ảo một vùng SA cho nó nhận rồi truy xuất dữ liệu, xong tắt nguồn mở lại thì nó lại “ngủm” như lúc ban đầu, ta không quan tâm vì đã cứu dữ liệu xong dữ liệu. tuy nhiên nếu tìm cách để sửa thì khó vô cùng, phải xây dựng một vùng SA mới hoặc sửa chữa khu vực SA. Khu vực SA chính là khu vực chứa firmware đó các bạn.
Nói tóm lại cái nào cũng có cái khó và cái nào cũng có cái dễ của nó. Mình sẽ dành thêm thì giờ để viết bài hướng dẫn sửa chữa ổ đĩa cứng để an hem kỹ thuật hiểu rõ hơn mức độ khó khăn của nó, cũng như khi đã luyện thành thạo hay sở hữu bí kíp ngon lành thì lại thấy nó vô cùng dễ…
Kết thúc bài viết : CỨU DỮ LIỆU VÀ SỬA CHỮA Ổ ĐĨA CỨNG CÁI NÀO DỄ HƠN
Nếu có Anh Chị hay Bác nào lớn tuổi đọc bài viết này xin thứ lỗi cho Lợi vì cách viết xưng là "mình" và gọi là "các bạn". Xin cảm ơn!
Nếu anh chị em nào đọc thấy hay thì share facebook, google + giúp mình.
Vậy là mình có động cơ để viết tiếp. Cảm ơn các bạn!
Cảm tạ Chúa !
Gửi bình luận của bạn