Cứu dữ liệu thẻ nhớ máy chụp hình của A G tại Q. Tân Bình là trường hợp thẻ nhớ máy chụp hình không nhận, không đọc được dữ liệu
Ngày đăng: 01-12-2015
4,295 lượt xem
CỨU DỮ LIỆU THẺ NHỚ MÁY CHỤP HÌNH CỦA ANH G TẠI Q. TÂN BÌNH TP. HCM
Ngày nay máy ảnh tức là máy chụp hình theo cách gọi của cha mẹ ta ngày xưa, đã trở nên phổ biến. Thậm chí điện thoại ngày nay cái nào cũng có tính năng chụp ảnh cả. Và chính vì thế công nghệ lưu trữ bằng chip nhớ đã thi nhau chạy đua. Dung lượng ngày một lớn nhưng chất lượng thì đủ loại từ thượng vàng cho đến hạ cám đều tràn lan thị trường. Có loại thẻ nhớ nhìn vào là có thể biết ngay là loại tốt hay loại xấu ( dởm) nhưng cũng có loại mà không cách nào chúng ta có thể biết là tốt hay xấu. Trường hợp cứu dữ liệu thẻ nhớ của anh G đây cũng giống như vậy, nói thẻ nhớ loại tốt thì cũng không phải mà nói nó là loại chất lượng kém thì cũng không đúng. Chúng ta cùng phân tích xem trường hợp này là sao nhé!
Khi nhìn vào thì rõ ràng đây là loại thẻ nhớ quá chuẩn, thẻ compactflash Sandisk Extreme IV thời đó ai mà không biết, là hàng đỉnh chứ "không phải hạng vừa đâu". Trường hợp thẻ nhớ này khi kết nối với thiết bị hoặc máy vi tính thì không detect. Như vậy có thể thẻ nhớ bị chết chip nguồn hoặc chi giao tiếp gọi là chip I/O ( In/Out ). Chúng tôi tiến hành mở phần vỏ bên ngoài để kiểm tra phần board mạch bên trong.
CỨU DỮ LIỆU THẺ NHỚ MÁY CHỤP HÌNH CỦA ANH G TẠI Q. TÂN BÌNH TP. HCM
Đây là mặt chứa chip I/O, chúng tôi tiến hành đo kiểm tra nguồn và thấy mọi thứ đều ổn ( chỉ điểm cho các bạn là chúng ta đo kiểm nguồn tại các chân tụ, nên có một bộ đọc thẻ nhở hở, nghĩa là vừa cắm nguồn được vừa có thể đo được.)
Đây là mặt có chip nhớ. Loại thẻ nhớ này có thể gắn đến 4 con chip nhớ, như vậy dung lượng tối đa đạt đến 16G từ đây suy ra chúng ta có thể tìm thẻ nhớ 8G hoặc 16 G và có thể chip I/O là cùng lại và thay thế được.
Còn một phương cách nữa là dùng máy đọc chip nhớ để đọc nội dung mã nhị phân của con chip flash rồi dùng tool chuyên dụng chuyển đổi đọc nội dung ra. Chính vì vậy chúng tôi gỡ chip nhớ ra khỏi mạch in.
Tin buồn là máy đọc chip flash gần 50 triệu lại không hổ trợ chip nhớ này. Sau khi hỏi anh Google thì mới biết chip này là dòng sản phẩm riêng của China!!!! Vậy là coi như hết film. Chỉ còn cách tìm nguyên thẻ nhớ tốt giống như vậy để thay chip vào thôi, nhưng tìm mãi vẫn chưa có. Tin vui là anh G lại còn có thẻ nhớ giống như vậy đang hoạt động tốt ( Do ngày trước anh mua cùng lúc 2 cái). Chúng tôi đang chờ anh mang đến để tiếp tục ca : CỨU DỮ LIỆU THẺ NHỚ MÁY CHỤP HÌNH CỦA ANH G TẠI Q. TÂN BÌNH TP. HCM
Hôm nay 2/12/2015 A G đã đem đến cho mình cái thẻ nhớ mà anh nói cùng loại. Quả thật khi nhận được cái thẻ nhớ chúng tôi thấy cũng khá giống và hy vọng sẽ làm được, thế nhưng khi bóc vỏ mới thấy điểm khác biệt.
Nhân tiện ở đây mình phân tích rõ hơn để sau này nếu anh em có đi mua thẻ nhớ cho máy chụp hình cũng có kinh nghiệm. Thẻ nhớ bên trái là cái mà anh G đã đưa sau là loại tốt chính hãng, Phần chữ technologi được in lớn hơn. Phần chữ EXtreme IV có dạ quang ánh vàng.Phần võ nhôm bọc dày và cứng hơn, khi tách võ khó khăn hơn nhiều so với loại thường ở bên phải. Viền nhựa và vỏ nhôm khít với nhau không có một khe hở.
Phần board mạch bên trong có màu xanh khác nhau. Trên mỗi chip của thẻ chính hãng đều có in nhãn hiệu của nhà sản xuất. Nhìn mức độ gia công chi tiết cũng khác nhau. Độ sắc sảo hoàn toàn khác nhau.
Như vậy chúng ta thấy bên ngoài dường như là cùng loại nhưng khi tách mở phần vỏ bọc thì sẽ hoàn toàn khác nhau. Kết luận trong trường hợp này chúng ta không thể dùng phương pháp thay chip để cứu dữ liệu được vì chúng hoàn toàn khác nhau.
Cảm tạ ơn Chúa!
Nếu có Anh Chị hay Bác nào lớn tuổi đọc bài viết này xin thứ lỗi cho Lợi vì cách viết xưng là "mình" và gọi là "các bạn". Xin cảm ơn!
Nếu anh chị em nào đọc thấy hay thì share facebook, google + giúp mình.
Vậy là mình có động cơ để viết tiếp. Cảm ơn các bạn!
Cảm tạ Chúa !
Gửi bình luận của bạn