Muốn phục hồi lại dữ liệu trên ổ đĩa cứng chúng ta cần phải xác định xem trường hợp bị mất dữ liệu là do nguyên nhân nào, từ đó chúng ta sẽ có cách để cứu lại dữ liệu trên ổ đĩa cứng đó một cách chính xác nhất.
Ngày đăng: 21-10-2016
3,672 lượt xem
CÁCH PHỤC HỒI LẠI, LẤY LẠI, CỨU LẠI DỮ LIỆU TRÊN Ổ ĐĨA CỨNG
Các bạn thân mến, khi bạn đọc được bài viết này có nghĩa là bạn có thể là người đang cần được giúp đỡ để cứu lại dữ liệu của mình. Cũng có thể bạn là một kỹ thuật viên tin học và đang muốn tìm hiểu về cách lấy lại dữ liệu trên ổ đĩa cứng. Các bạn hãy yên tâm và bình tĩnh. Như trong bài viết : " Cứu dữ liệu ở đâu ?" mình có nói về một vài việc cần phải làm trước khi bạn quyết định đến đâu để nhờ cứu dữ liệu của mình. Hoặc các bạn có thể xem bài viết: " những việc cần làm trước khi đi cứu dữ liệu". Điều mình muốn nói với các bạn là ngay trong lúc này bạn cần phải bình tĩnh, dữ liệu của bạn có lấy lại được hay không còn tùy vào quyết định của các bạn. Bài viết này mình sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản nhất về cách lấy lại dữ liệu trên ổ đĩa cứng. Có người gọi là cứu dữ liệu, có người lại gọi là phục hồi dữ liệu cũng có người gọi là lấy lại dữ liệu. Tuy nhiên cách nói nào cũng nói lên một nhu cầu là lấy lại được dữ liệu đã bị mất của mình và trong khuôn khổ bài viết này là cách lấy lại dữ liệu đã bị mất trên ổ đĩa cứng. tuy bài viết có thể dài, nhưng các bạn nên đọc vì sẽ có những gợi ý giúp bạn trong lúc có cần này.
I. Ổ ĐĨA CỨNG LÀ GÌ ?
Nếu bạn đã biết rồi thì nên bỏ qua không cần phải đọc. Nếu bạn chưa biết thì chỉ cần biết ổ đĩa cứng là một hộp kim loại kín, có phần board mạch điện tử và một hệ thống những đĩa từ được đóng gói kín trong hộp kim loại. Dữ liệu được lưu trữ trên mặt đĩa từ và truy xuất nhờ hệ thống đầu từ rất chính xác. Thật ra bây giờ ai cũng biết ổ đĩa cứng là cái gì và hình dạng ra sao rồi. Nếu bạn nào có thời gian và tâm trạng thoải mái thì đọc thêm bài viết : " cấu tạo ổ cứng và nguyên lý vận hành" còn như không có tâm trạng thì cùng đi nhanh vào vấn đề chính.
II. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP LÀM MẤT DỮ LIỆU Ở Ổ ĐĨA CỨNG:
1. CÁCH PHỤC HỒI DỮ LIỆU Ổ ĐĨA CỨNG BỊ CHÁY BOARD:
- Cách nhận biết. Bạn nhớ lại trước khi ổ đĩa cứng bạn bị hư bạn có nghe mùi cháy khét của điện hay không? Bạn có thấy khói bay ra từ thùng CPU hoặc laptop hay không? Bạn có tháo lắp cáp nguồn và gắn không đúng cách hay không? Nhà bạn có bị nhiễm sét, chạm điện hay không? Điện lưới trong khu vực nhà bạn có bị bất ổn hay không? Ổ cắm điện của bạn có bị lỏng và sinh ra tia lữa điện hay không? Nếu tất cả đều tốt thì vẫn có khả năng board mạch của bạn bị hư. Trên đây là những gợi ý để các bạn nghi vấn là ổ đĩa cứng của mình bị chạm cháy board mạch, tuy nhiên cách xác định chính xác thì phải cần một vài thao tác chuyên sâu hơn. Trước hết bạn mở nguồn máy vi tính lên. Nếu nguồn không mở được mà khi bạn rút cáp cấp nguồn cho ổ cứng ra máy vi tính lại mở được nguồn thì 100% là ổ cứng của bạn đã bị chạm cháy phần board mạch. Nếu bạn thông thạo hơn trong kỹ thuật bạn hãy dùng vít tháo mở phần board mạch của ổ đĩa cứng ra. Bây giờ đòi hỏi bạn phải chịu khó quan sát. Trước hết xem khu vực gần jack cấp nguồn cho ổ đĩa cứng xem có dấu hiệu bị cháy hay không. Nếu cháy ở đó thì bạn phải quan sát tiếp nhất là chip điều khiển motor, nếu chỉ cháy gần jack cấp nguồn thì mức độ hư hỏng tương đối nhẹ, nhưng nếu cháy luôn cả chip điều khiển motor thì có khả năng ổ cứng của bạn bị hư luôn phần cơ bên trong ( motor cháy hoặc đầu đọc hư) và như vậy mức độ cấp cứu dữ liệu tùy thuộc vào việc board bị cháy nhiều hay ít. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng, nếu bạn không biết gì cả cũng cứ yên tâm, khi bạn mang đến chúng tôi sẽ giúp kiểm tra một cách chi tiết, cụ thể và chính xác nhất. Sau khi xác định sự hư hỏng chúng tôi sẽ đưa ra giải pháp phù hợp và dù bạn không biết gì chúng tôi vẫn giúp bạn lấy lại dữ liệu với một chi phí hợp lý nhất. Một lưu ý hết sức là quan trọng! Nếu chúng ta cấp nguồn cho ổ cứng và nghe thấy tiếng động cơ bên trong khởi động có nghĩa là phần board mạch đã hoạt động. Trong bất kỳ trường hợp nào dù là board mạch hư cháy hay còn quay cơ thì xin lưu ý dù là anh em kỹ thuật xin cũng đừng bao giờ thử lấy board mạch khác thay vào. Ngay cả 2 ổ đĩa cứng giống nhau như dúc thì cũng không thể thay board mạch cho nhau được. vậy đừng cố gắng vô ích, mọi hành động sai hay thiếu hiểu biết sẽ làm cho tình hình nặng nề thêm và dữ liệu càng khó có thể phục hồi lại được. Thế thì câu hỏi đặt ra là không thay thì làm sao cứu dữ liệu? hay các trung tâm cứu dữ liệu sẽ làm bằng cách nào? Xin thưa là có những tool chuyên dụng hổ trợ cho việc thay board để có thể lấy lại dữ liệu một cách an toàn, các địa điểm chuyên cứu dữ liệu có trang bị. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể mua và khi mua rồi chưa chắc đã vận hành tốt, vì thế chỉ nên đưa ổ cứng cho những chuyên gia trong lĩnh vực phục hồi dữ liệu. Gần đây mình thấy một vài anh em làm điện tử cũng đi cứu dữ liệu. Phải nghiên cứu thật nhiều nếu không chúng ta chỉ có làm hại cho khách hàng mà thôi.
2. CÁCH LẤY LẠI DỮ LIỆU TRÊN Ổ CỨNG BỊ LỖI CƠ.
- Nói ổ cứng bị lỗi cơ là cách nói chung chung ám chỉ một phần hay cả nguyên hệ thống cơ khí bị lỗi. Có mấy cách để nhận biết ổ đĩa cứng bị lỗi cơ. Trước hết bạn có thể tham khảo bài viết " cách chuẩn đoán tình trạng ổ cứng bằng âm thanh". Sau khi tham khảo bài viết bạn hãy tìm cách lắng nghe âm thanh phát ra từ ổ đĩa cứng của mình. Lưu ý là đừng áp tai vào phần board mạch vì có thể làm chạm cháy board mạch. Cẩn thận đừng làm chấn động khi ổ đĩa cứng đang được cấp nguồn. Nếu khi cấp nguồn ổ cứng của bạn phát ra tiếng của động cơ quay đều, có nghĩa là phần motor quay đĩa đã hoạt động tốt. Nếu bạn không nghe tiếng động cơ quay thì hãy lắng nghe thật kỹ, nếu lúc đó có tiếng rít rất nhỏ " e,e,e " thì 50 % là đầu đọc đang nằm kẹt trên mâm đĩa. Còn 50% còn lại là motor đĩa bị lỗi ( kẹt bạc đạn, cháy cuộn dây . . .). Sau giai đoạn motor quay nếu có tiếng click click ( cạch cạch cạch ) liên tục thì 90% ổ đĩa cứng của bạn đã bị hư đầu đọc.
Chúng ta lần lượt xét các trường hợp ổ đĩa cứng bị lỗi cơ nhé! Trước hết trường hợp ổ cứng quay cơ ( mâm đĩa quay đều ) và không có tiếng kêu nào bất thường xảy ra. Nếu ổ đĩa cứng của bạn đang như vậy thì có nghĩa là lỗi cơ tương đối nhẹ. Có thể nó chỉ bị bad một ít về vật lý trên mặt đĩa và chính những bad sector này làm cho hệ điều hành của bạn bị treo ( không nhận được ổ cứng hoặc đang nhận đột nhiên không nhận nữa ). Trong trường hợp này bạn phải ngưng ngay lại, đừng cố gắng truy cập dữ liệu, dù truy cập được cũng đừng cố copy dữ liệu ra. Mọi cố gắng của bạn chỉ làm cho tình trạng tồi tệ hơn thôi. Tại trung tâm cứu dữ liệu Phước lợi Group chúng tôi có một thiết bị chuyên dụng sẽ giúp cho ổ đĩa cứng có thể truy xuất dữ liệu và bỏ qua những lỗi vật lý trên bề mặt đĩa từ. Chi phí cho vấn đề này cũng thấp, các bạn yên tâm, còn thời gian cứu dữ liệu ra nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào mức độ bad sector trên bề mặt đĩa nhiều hay ít.
Trường hợp ổ đĩa không quay cơ mà nghe có tiếng "e,e,e" có nhiều anh em gọi là "buzz, buzz"buzz". Nếu ổ đĩa cứng của bạn đang trong trường hợp như vậy thì ngưng ngay việc cấp nguồn cho nó bởi vì hiện đầu đọc có thể đang bị kẹt trên bề mặt đĩa, motor cố quay sẽ làm cho đầu đọc bị hỏng mà còn có thể bị trầy xướt bề mặt đĩa nữa. Đây là một hình ảnh thật của một ca cứu dữ liệu mà đầu đọc đã bị làm trầy mặt đĩa.
Nếu các bạn không cẩn thận mà cứ cấp nguồn và cố gắng thử thì hậu quả sẽ như thế này. Có một lần mình nghe một vài anh em kỹ thuật kể lại là khi nghe ổ đĩa cứng kêu " e e " biết ngay là kẹt đầu đọc, anh em đã cầm ổ đĩa cứng và gõ mạnh xuống bàn???? rồi anh em đó nói là sau đó ổ cứng hoạt động lại bình thường??? Nghe mà mình kinh hãi luôn, đừng bao giờ làm như vậy nhé các bạn, không thể nào ổ cứng bình thường lại được, có thể đầu đọc sẽ không còn kẹt nữa nhưng chắc chắn một điều là sau cú chấn động đó ổ cứng sẽ bị hư hỏng nặng ( bị tưng tửng như người bị té đập đầu vậy!!!). Tại trung tâm cứu dữ liệu Phước Lợi group của chúng tôi có những thiết bị chuyên dụng để đưa đầu đọc trở lại vị trí của nó một cách an toàn và dữ liệu của bạn sẽ được lấy lại một cách đầy đủ nhất. Các bạn có thể thấy dụng cụ này trong bài viết : " Cứu dữ liệu cho khách hàng tại Q. Thủ Đức ".
Trường hợp ổ đĩa cứng của các bạn đang quay cơ và có tiếng gõ "cạch cạch". Dù tiếng gõ nhỏ hay lớn cũng đều là gõ, có khi bạn phải lắng tai mới nghe được. Nếu ổ cứng của bạn đang trong trường hợp này. Xin lưu ý board mạch đi theo ổ đĩa cứng cực kỳ quan trọng. Cho dù bạn là kỹ thuật cũng không được tự ý thay board mạch khác, nếu bạn mang đến cho anh em kỹ thuật nào kiểm tra thì hãy nhớ rằng mỗi ổ đĩa cứng luôn có một board mạch duy nhất theo nó từ lúc xuất xưởng. Nếu bị sai board mạch thì cũng sẽ dẫn đến trường hợp lỗi tiếng cạch cạch do đầu đọc bị gõ, nếu board mạch không đúng thì xem như 90% là bạn bị mất dữ liệu vĩnh viễn. Nếu board mạch chắc chắn đúng của ổ đĩa cứng thì đầu đọc của bạn đã bị hư hỏng. Tại trung tâm chúng tôi có hầu hết các loại đầu đọc và dụng cụ chuyên dụng để có thể thay vào truy xuất và phục hồi dữ liệu lại cho các bạn. Xin lưu ý là không nên nghĩ đến việc sử dụng lại ổ đĩa cứng đang đi cứu dữ liệu. Bạn đã bị một lần còn không sợ hay sao mà nghĩ đến việc đó???
3. CÁCH LẤY LẠI DỮ LIỆU TRÊN Ổ ĐĨA CỨNG BỊ BAD SECTOR :
Thật ra có thể kể trường hợp này là trường hợp ổ đĩa cứng bị lỗi cơ. Tuy nhiên phần đó dài quá nên mình tách ra cho anh em khỏi... "ngán" khi đọc. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều tool chuyên dụng để hổ trợ cho công tác cứu dữ liệu trên ổ đĩa cứng bị bad sector như : PC 3000, MRT, Data Compass, Data Extractor, Deep Spar... Thật sự thì tất cả đều có chung một tính năng là trích xuất dữ liệu. Tuy nhiên tùy giá thành của tool mà có những tính năng ưu việt khác nhau. Nói dễ hiểu là tool này có khả năng bỏ qua những sector bị bad và truy xuất những dữ liệu không bị bad một cách dễ dàng mà hệ điều hành không hề bị treo như kiểu copy thông thường. Thậm chí nó có thể bỏ hẳn một đầu đọc để có thể truy xuất dữ liệu trên những đầu đọc còn lại. Vấn đề không phải nằm ở chổ là ở đâu có tool gì mà vấn đề là ở đâu biết sử dụng tool một cách hiệu quả nhất. Như mình từng nói, bí kíp võ công, binh khí tốt phải nằm đúng trong tay bật kỳ tài và đức độ thì mới đem lại lợi ích cho mọi người. Còn nếu nó nằm không đúng chổ thì... khỏi phải nói!!!
Bây giờ mình sẽ cùng xét trường hợp phục hồi dữ liệu trên ổ đĩa cứng bị bad sector. Trước hết là những dấu hiệu để chúng ta nhận biết ổ đĩa cứng của chúng ta bị bad sector. Nếu máy vi tính của bạn tự nhiên bị chậm một cách bất thường, việc đầu tiên chúng ta cần làm là kiểm tra xem máy mình có bị nhiễm virus hay không. Nếu máy bạn đang sử dụng hệ điều hành Windows 7 thì hãy download phần mềm diệt virus miễn phí của Microsoft tại đây. Lưu ý là chọn bản 64 bit hoặc 32 bit cho phù hợp với hệ điều hành mà bạn đang sử dụng. Sau khi cài đặt phần mềm diệt Virus bạn quét toàn bộ máy vi tính của mình. Nếu không hề phát hiện một lỗi Virus nào thì có thể ổ đĩa cứng của bạn đã bị bad sector rồi. Để chắc ăn hơn bạn tải phần mềm test bad ổ đĩa cứng tên là Victoria về kiểm tra. Xin download tại đây. Nếu bạn nào không quen với cách test của Victoria 4.47 thì tải bản 4.46 test theo kiểu cổ điển. download victoria 4.46 tại đây. Sau khi download về giải nén ra các bạn chạy test ổ cứng của mình. Lưu ý nếu đang test mà chương trình báo có bad và chạy rất chậm thì dừng lại ngay, càng test sẽ càng làm cho ổ đĩa cứng bad nặng thêm. Phần này ngày mai mình sẽ viết một bài hướng dẫn cách test bad ổ đĩa cứng bằng phần mềm Victoria riêng. Nếu trong lúc test có phát hiện những bad sector thì các bạn hãy nhanh chóng copy dữ liệu của mình sang một thiết bị lưu trữ khác. Vì không bao lâu nữa ổ đĩa cứng của bạn sẽ hư luôn. Tuy nhiên nếu như bạn không cách nào copy được dữ liệu của mình, hễ click chuột vào ổ đĩa cứng thì máy vi tính bị treo ngay, hoặc đang copy tự nhiên máy hiện ra một màn hình xanh lè với những chữ màu trắng, hoặc đang truy xuất tự nhiên mất tiêu ổ đĩa luôn, hệ điều hành không còn thấy ổ đĩa cứng nữa. Nếu bạn đang rơi vào trong trường hợp này thì bạn đừng cố gắng test ổ cứng hay copy dữ liệu nữa. Mọi cố gắng của bạn chỉ làm cho ổ cứng hư nặng thêm và không cẩn thận nó sẽ dẫn đến tình trạng bị hư đầu đọc luôn. Trong những ngày qua đã có nhiều anh em bị như vậy rồi nên mình mới nhắc nhở. Khi một ổ đĩa cứng bị bad sector ( mình cũng sẽ nói về việc bad sector là thế nào trong một bài viết khác) chắc chắn sẽ làm cho máy vi tính bị chậm hẳn. Việc chạy chậm hơn nhiều hay ít tùy vào vị trí sector bị bad. Nếu phần bị bad nằm ngay khu vực chứa hệ điều hành thì máy sẽ chạy cực kỳ chậm thậm chí dẫn đến việc máy vi tính không load được vào hệ điều hành luôn. Trường hợp sector bị bad nằm ngoài khu vực chứa hệ điều hành thì máy vẫn load được vào Win ( trường hợp hệ điều hành là Windows ) tuy nhiên khi copy hoặc mở chương trình thì gần như bị treo. Nói tóm lại khi bạn truy xuất đúng ngay chổ sector bị bad thì sẽ xảy ra lỗi không đọc được và máy sẽ chậm hoặc treo tùy mức độ hư hỏng. Đây là lý do mà có nhiều anh em kỹ thuật thấy máy chạy chậm đem ra cài đặt lại windows thì máy báo lỗi luôn và không tài nào cài Win thành công được thậm chí copy dữ liệu không được luôn và bị khách kiện cáo lung tung. Mong là anh em đọc được bài viết này mà có thêm chút kinh nghiệm. Câu hỏi đặt ra là nếu copy không được thì làm sao những cơ sở cứu dữ liệu lại có thể phục hồi lấy lại dữ liệu được. Trong nhiều bài viết mình có nói đến một công cụ trích xuất dữ liệu. Đây là một tool cứu dữ liệu bao gồm phần cứng và phần mềm kèm theo. Phần mềm thì dễ hiểu rồi nó dùng để điều khiển phần cứng và tương tác giữa người dùng với ổ đĩa cứng nhằm cứu lại dữ liệu trên ổ đĩa cứng bị bad sector. Cái hay là ở phần cứng. Nó có thể là một box kết nối với máy vi tính thông qua cổng USB, hoặc nó có thể là một card PCI, PCI express. Cho dù nó là dạng nào thì mục đích của phần cứng này cũng là tách biệt ổ đĩa cứng với hệ điều hành. Mình không biết trình bày sao cho dễ hiểu, có thể nói đơn giản như thế này, nếu ổ đĩa cứng bị bad sector thì khi hệ điều hành truy xuất đúng ngay chổ sector bị bad nó sẽ bị treo ( tức là đứng máy ). Nhưng nếu chúng ta tách ổ đĩa cứng bị lỗi không trực thuộc sự quản lý của hệ điều hành mà kiểm soát bằng một phần cứng với phần mềm khác thì việc này sẽ không làm đứng máy nữa. Chính phần cứng của tool trích xuất dữ liệu này sẽ làm chuyện đó. Khi phần mềm trích xuất dữ liệu truy xuất đúng chổ sector bị bad thì phần mềm sẽ tính toán địa chỉ của sector bị bad và nó sẽ cho lệnh nhảy để đầu đọc di chuyển sang một vị trí gần đó, nếu vị trí mới bị bad thì nó tiếp tục nhảy cho đến khi gặp sector tốt nó sẽ tiếp tục trích xuất dữ liệu ra. Trong trường hợp ổ cứng bị lỗi nặng mà nếu gắn trực tiếp vào windows nó sẽ không khởi động được, "văng bảng xanh" hoặc không nhận được ổ cứng thì tool trích xuất dữ liệu sẽ reset nguồn cấp cho ổ đĩa cứng và sau đó detect trở lại mà không hề làm "windows treo". Trường hợp ổ đĩa cứng bị hư một đầu đọc trong số nhiều đầu đọc thì tool này còn có thể bỏ qua đầu đọc bị lỗi và truy xuất dữ liệu trên những đầu đọc tốt còn lại. Nói chung là có tool chuyên dụng thì việc cứu dữ liệu cho các bạn sẽ trở nên khả thi rất nhiều, hãy mang đến mình có đầy đủ trang thiết bị để giúp các bạn lấy lại dữ liệu trên ổ cứng bị hư.
4. CÁCH LẤY LẠI DỮ LIỆU TRÊN Ổ CỨNG LỠ CHIA ĐĨA ( FDISK ) :
Hiện nay có rất nhiều phần mềm giúp cho chúng ta phục hồi lại phân vùng khi đã lỡ chia đĩa. Tuy nhiên nếu là những phần mềm miễn phí thì có khi các bạn chạy quét mấy giờ đồng hồ xong nhìn thấy phân vùng của mình đó mà không cách nào phục hồi lại được với một lý do duy nhất là: " muốn lấy lại dữ liệu đề nghị bạn mua phiên bản đầy đủ". Cũng có khi chạy mãi chẳng thấy phân vùng bị mất đâu cả mà cấu trúc ổ đĩa cứng bị rối tung lên, đến nỗi khi mang đến trung tâm cứu dữ liệu thì cũng "chào thua". Có khi đi dạo vòng quanh trên internet và tải về những phần mềm được giới thiệu là tuyệt vời thì bạn vô tình đem cả virus về máy của mình, cái cần cứu chưa cứu được mà cái đang tốt giờ trở thành cần cấp cứu luôn. Vấn đề là trong vô vàn phần mềm mà bạn tìm được nhờ Google đó, cái nào là phần mềm tốt và sử dụng an toàn. Xin khuyên các anh chị và các bạn là đừng nên liều lĩnh thử trên dữ liệu của mình. Chỉ nên sử dụng khi mình đã từng dùng qua hoặc đã test trên một ổ đĩa không quan trọng. Tốt hơn hết là mang ngay đến cho các chuyên gia phục hồi dữ liệu để tránh " đêm dài lắm mộng"! Đối với những trung tâm Phục hồi dữ liệu công việc này hết sức đơn giản và an toàn vô cùng, bỡi lẽ trong các công cụ phục hồi dữ liệu chuyên nghiệp luôn có phần hổ trợ cho công tác phục hồi dữ liệu bị chia đĩa nhầm, mất partition, partition biến thành Raw...gần như kiểu gì cũng quét tìm lại được ( vậy họ mới bán mấy trăm triệu chứ).Trong tuần qua nhờ điện thoại đến cho mình để tư vấn mà đã có 2 khách hàng cứu lại được dữ liệu lỡ chia đĩa cài Win, chuyển từ MBR sang GPT. Nếu không nhờ mình can ngăn chắc 2 anh khách hàng này đã tải phần mềm trên mạng về thử rồi, thử thành công không nói mà nguy cơ mất dữ liệu vô cùng cao. Mình chỉ khuyên vậy còn quyết định là ở anh chị em, cứ thử rồi sẽ biết mình nói có đúng hay không?
Nếu có Anh Chị hay Bác nào lớn tuổi đọc bài viết này xin thứ lỗi cho Lợi vì cách viết xưng là "mình" và gọi là "các bạn". Xin cảm ơn!
Nếu anh chị em nào đọc thấy hay thì share facebook, google + giúp mình.
Vậy là mình có động cơ để viết tiếp. Cảm ơn các bạn!
Cảm tạ Chúa !
Gửi bình luận của bạn