Hướng dẫn sửa cứu dữ liệu ổ cứng laptop hiệu western bị chết Rom

Đây là bài hướng dẫn cách sửa chữa ổ đĩa cứng laptop bị chết rom dẫn đến hoàn toàn không hoạt động, không quay cơ, không có dấu hiệu gì cả

Ngày đăng: 03-12-2015

6,058 lượt xem

HƯỚNG DẪN SỬA CỨU DỮ LIỆU Ổ CỨNG LAPTOP HIỆU WESTERN BỊ CHẾT ROM

Chuyện xảy ra cũng là một điều đáng để anh em rút kinh nghiệm. Một hôm nhận được một ca cứu dữ liệu ổ cứng không detect, đó là một ổ cứng laptop hiệu Western. Như tôi cũng đã có nói nhiều rồi, trường hợp ổ đĩa cứng không nhận, hay còn gọi là không detect có rất là nhiều nguyên nhân. Ngoài cái chuyện cháy board, cháy chip, hư motor, hư board, hư đầu đọc... nó còn có một trường hợp là bị hư Rom nữa. Trong trường hợp mà tôi lấy ra làm thí dụ ở đây là trường hợp điển hình. Sau khi kiểm tra phần board mạch chúng tôi nhận thấy không có dấu hiệu gì của sự cháy nổ linh kiện cả. Khi cấp nguồn thì ổ cứng im ru không hề có phản ứng gì hết cả. lấy một board mạch khác gắn vào thì ổ cứng có khởi động ( tức là motor có quay ). Dùng phương pháp gắp chip Rom chuyển đổi qua thì cái board im ru giờ lại quay còn cái board lúc nãy quay giờ lại im ru. Như vậy ta dễ dàng kết luận là con Rom nguyên thủy của ổ cứng cần lấy dữ liệu đã bị chết. Có thể là chip Rom bị lỗi hoặc là chết hẳn luôn. Anh em kỹ thuật lưu ý nha, Chip Rom của main bị chết có nghĩa là có thể nó bị chết chip về phương diện vật lý, cũng có thể vì lý do gì đó mà dữ liệu bên trong bị mất và khi đó dù chúng ta  hàn chip vào bất cứ board nào cũng sẽ...im ru! Trong trường hợp này chúng ta tìm một board mạch có số PBC giống với board của ổ đĩa cứng cần cứu dữ liệu. Khi gắn board có cùng số PBC vào chúng ta sẽ nhận được thông số detect như sau :

Mọi thông số đều chưa đọc được. Tuy nhiên lúc đó phần cơ của ổ cứng quay êm và không có tiếng gõ của đầu đọc ( nếu không trùng khớp mã số PCB thì sẽ bị gõ đầu đọc). Chúng ta cứ chuyển sang bước tiếp theo.

HƯỚNG DẪN SỬA CỨU DỮ LIỆU Ổ CỨNG LAPTOP HIỆU WESTERN BỊ CHẾT ROM

Chúng ta nên đặt tên thư mục chứa firmware để dễ dàng xử lý. Ở đây tôi đặt tên là phục-hồi-rom để biết là mình đang cần phục hồi rom.

Bây giờ chúng ta tiến hành đọc modul. Như đã từng phân tích, khi bắt đầu khởi động ổ đĩa cứng sẽ đọc nội dung của chip Rom trên phần board, sau đó nó sẽ đọc các modul trong phần firmware trên mặt đĩa và so sánh xem các thông tin có trùng khớp hay không, nếu không trùng khớp quá trình detect sẽ dừng lại và ổ đĩa cứng trả về thông số báo lỗi. Như vậy có thể nói trong phần dữ liệu chứa trên bề mặt đĩa sẽ có nội dung của Rom và nó nằm trong các modul, chúng ta chỉ cần đọc các thông số đó và ghi vào chip Rom trên board là xong! Vì thế việc đọc modul là bước vô cùng quan trọng

HƯỚNG DẪN SỬA CỨU DỮ LIỆU Ổ CỨNG LAPTOP HIỆU WESTERN BỊ CHẾT ROM

Tùy vào thế hệ của ổ đĩa cứng mà quá trình đọc nhanh hay chậm, tuy nhiên phải mất từ 15 đến 30 p. Đến khi có thông báo như hình trên là được. Sau khi có nội dung các modul, trên lý thuyết nếu bạn nào giỏi về ngôn ngữ lập trình thì có thể coppy các đoạn mã rồi dùng máy nạp rom ghi vào chip Rom. Nói nghe rất đơn giản nhưng thật sự là vô cùng khó khăn. May thay là nhà sản xuất tool đã có những chuyên gia làm việc đó thay cho chúng ta và công việc khó khăn đấy bây giờ chỉ cần thực hiện bằng 1 cú nhấp chuột.

 

Chọn đường dẩn đến thư mục mà chúng ta đặt tên lúc nãy, thông thường chương trình để mặc định như vậy, chọn New Royl nếu ổ cứng của bạn thuộc thế hệ mới.

Để cho công việc chuyển đổi Rom được an toàn chúng ta nên lưu file Rom và modul Rom hiện tại trước khi chạy Rom Regeneration.

Chọn lưu tất cả các modul. Bạn có biết vì sao phải lưu Rom hiện tại không? bởi vì lát nữa chúng ta sẽ ghi nội dung mới vào chip Rom, lỡ như quá trình ghi bị lỗi ( lỏng dây usb, dây Sata, dây nguồn hay cúp điện chẳng hạn) thậm chí file Rom Regeneration bị lỗi, lúc đó chúng ta phải dùng file Rom backup này ghi trở lại chip Rom.

Phải đảm bảo tất cả các file là backup ( read ) an toàn.

Các bạn có để ý mấy cái hình mình post lên không? Lúc nãy mình đã bấm Rom Regeneration và bị lỗi, sau đó mình read Rom modul rồi thì chạy Rom Regenneration ok. Như vậy bây giờ mình đã có một file Rom good được dịch ngược từ các modul của firmware. Chúng ta chỉ việc ghi nó vào chip Rom mà thôi.

HƯỚNG DẪN SỬA CỨU DỮ LIỆU Ổ CỨNG LAPTOP HIỆU WESTERN BỊ CHẾT ROM

Lưu ý là phải chọn đúng đường dẫn đến Rom ok nha! Nếu không đúng thì không thể nào hoàn thành tốt quá trình này được.

Quá trình ghi Rom thành công. Tất cả đều được chương trình thông báo cụ thể. Các bạn hãy tắt nguồn, mở nguồn và load lại các thông số sẽ thấy thành quả của mình.

Bây giờ bạn có thể dùng thiết bị trích xuất dữ liệu thậm chí có thể kết nối với máy vi tính qua ngõ cắm Sata là có thể coppy dữ liệu thoải mái!

Cảm tạ ơn Chúa đã cho mình hoàn tất bài viết : HƯỚNG DẪN SỬA CỨU DỮ LIỆU Ổ CỨNG LAPTOP HIỆU WESTERN BỊ CHẾT ROM

 

 

 

 

 

 

 

Nếu có Anh Chị hay Bác nào lớn tuổi đọc bài viết này xin thứ lỗi cho Lợi vì cách viết xưng là "mình" và gọi là "các bạn". Xin cảm ơn! 

Nếu anh chị em nào đọc thấy hay thì share facebook, google + giúp mình.  

Vậy là mình có động cơ để viết tiếp. Cảm ơn các bạn!

Cảm tạ Chúa !

Bình luận (2)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
  • tran hoang (21-11-2016) Trả lời
    Xin chào, cho mình hỏi xíu: khi đã tìm được 1 board PCB khác giống board củ rồi, tại sao không gắn vào xài luôn mà phải read rom ra rồi chép vào rom kia, phức tạp thế ? Thân chào
    • Lợi_IT (05-12-2016)
      Mỗi một ổ đĩa cứng có một Rom khác nhau, không thể sử dụng chung board cho nên phải chuyển Rom là vậy.

.

 

Tin Hot nhất

Thống kê lượt xem

Tổng truy cập 1,732,393

Đang online3