Cứu dữ liệu-phục hồi dữ liệu ổ cứng chết cơ tại Bình Dương

Đây là một ca cứu dữ liệu - phục hồi dữ liệu ổ cứng chết cơ, cụ thể là chết motor quay đĩa.

Ngày đăng: 29-12-2015

8,005 lượt xem

CỨU DỮ LIỆU-PHỤC HỒI DỮ LIỆU Ổ CỨNG CHẾT CƠ TẠI BÌNH DƯƠNG

Các bạn thân mến! Những ngày qua toàn là những ca phục hồi dữ liệu với những bệnh giống nhau, mình sợ post lên sẽ làm cho các bạn nhàm chán. Mừng quá vì hôm nay nhận được một ca cứu dữ liệu của khách hàng tại Bình Dương. Đây là một trường hợp rất đặc biệt vì nó bị hư motor quay đĩa.

Đây là một ổ đĩa cứng Seagate 160G loại mỏng 7200.12. Mình nhớ là đâu đó trong các bài viết mình có nói về cách nhìn biết ổ cứng có bao nhiêu đầu đọc. Ngay cốt motor đĩa nếu lỏm vào thì có 2 đầu đọc. Nếu phẳng ngang thì là loại 1 đầu đọc. Dể hiểu thôi bởi vì khi cốt motor trội lên thì nó nâng cái đĩa lên cao đủ chổ cho 2 đầu đọc, còn nếu không nhô lên thì chỉ có thể đủ chổ cho 1 đầu đọc thôi. Bây giờ chúng ta cùng xem bên trong chi tiết hơn nhé!

CỨU DỮ LIỆU-PHỤC HỒI DỮ LIỆU Ổ CỨNG CHẾT CƠ TẠI BÌNH DƯƠNG

Các bạn nhìn kỹ nhé! Cũng nên nói cho các bạn biết điều này là những hình mình chụp là thực hiện sau khi mình đã cứu dữ liệu hoàn tất nên chỉ có tính chất minh họa mặc dù làm đúng trên ổ cứng đó. Có 2 lý do, thứ nhất khi thao tác thực ổ cứng nằm trong lồng kính sạch không có chổ cho việc chụp hình đâu. Thứ 2 vì không thể liều lĩnh với dữ liệu của khách hàng được nên không thể vừa làm lại lo chụp hình sẽ vô cùng nguy hiểm, chỉ một sơ xuất nhỏ là không thể sửa sai được nữa.

Chúng ta nhìn vào hình trên sẽ thấy đầu đọc đang nằm đúng vị trí của nó. Trong bài viết này mình bỏ qua khâu vệ sinh board mạch vì bài viết trước mình đã có nhắc nhở các bạn rồi. Nếu chúng ta dùng nhíp quay phần motor đĩa thì cả mâm đĩa phải quay. Ở đây xin nhắc các bạn là phải quay theo ngược chiều kim đồng hồ nhé! Trong ca cứu dữ liệu ổ cứng của khách hàng tại Bình Dương này thì không thể quay motor được. Như vậy chúng ta kết luận ngay là cốt motor đã bị kẹt. Bởi vì đầu đọc đang nằm đúng vị trí của nó. Nên nhớ rằng với Western thì đầu đọc sẽ nằm ở vị trí ngoài phần mâm đĩa còn Seagate thì thường là nằm trong cùng của mâm đĩa và sát ngay motor. Motor đĩa thường rất ít hư ( bởi vậy mình mới nói ca này là đặc biệt ). Motor đĩa hư có các trường hợp sau : Thứ nhất là cốt motor bị khô dầu, cấu tạo motor rất chuẩn và dầu trong đó là loại cực tốt, có thể nói hoạt động liên tục hàng chục năm vẫn không sao, tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn gặp những ổ đĩa cứng quay chậm hoặc kẹt cứng luôn nhất là thương hiệu ổ cứng Toshiba dành cho laptop. Thứ 2 là vì lý do gì đó, sốc điện, chạm chip điều khiển motor... cuộn dây motor cháy, nhẹ thì motor không quay khi cấp điện nhưng lại có thể quay khi tác động bằng tay, nếu cháy nặng nó bung cả cuộn dây ra và làm kẹt luôn cả phần rotor của motor. Dù là trường hợp nào thì đây cũng là trường hợp gọi là hư cơ và cụ thể là hư motor quay đĩa. Muốn cứu dữ liệu hay còn gọi là phục hồi dữ liệu thì chỉ có cách thay mâm đĩa sang một bộ cơ tốt cùng loại. Trước hết bạn mở con ốc mà mình đánh dấu đỏ ở hình trên. Kế đến mở phần nam châm trên ra, tiếp theo mở lần lượt các con ốc theo thứ tự bên dưới.

CỨU DỮ LIỆU-PHỤC HỒI DỮ LIỆU Ổ CỨNG CHẾT CƠ TẠI BÌNH DƯƠNG

Ốc số 1 và số 2 là phần tiếp xúc giữa đầu đọc và board mạch, nếu không mở phần này trước, một lát khi mở ốc đầu đọc ra thì thao tác khó hơn và có thể va chạm làm hư đầu đọc. Sau khi ốc số 1 và 2 được mở chúng ta dùng tay giữ cho cố định đầu đọc rồi mở ốc số 3, vì đầu đọc nằm trên và chỉ có 1 nên chỉ việc mở ốc số 3 là đầu đọc được tháo rời ra một cách dễ dàng.

Phải thật sự cẩn thận trong các thao tác, một sơ suất nhỏ cũng có thể phá mất tất cả.

Tiếp theo bạn phải mở 3 con ốc mà mình đánh dấu, đây là ốc giữ cho mâm đĩa gắn chặt với motor quay đĩa.

Dùng bộ kẹp chuyên dụng kẹp đĩa và nhất lên một cách cẩn thận.

CỨU DỮ LIỆU-PHỤC HỒI DỮ LIỆU Ổ CỨNG CHẾT CƠ TẠI BÌNH DƯƠNG

Bạn làm như vậy với ổ cứng có motor tốt, sau đó cho phần đĩa cần lấy dữ liệu vào bộ cơ không bị hư. Quá trình ngược lại với những gì chúng ta làm từ nãy đến giờ.

Sau khi thực hiện công việc này một cách hết sức cẩn thận chúng tôi cho vào thiết bị trích xuất dữ liệu, Có thể nhiều bạn nôn nóng làm đến khâu này thì lại cho vào máy vi tính copy. Hoàn toàn không nên, vì có thể trong quá trình thao tác bạn có 1 sơ xuất nhỏ, hoặc trước khi hư motor mặt đĩa đã có bad sector. Như vậy khi kết nối với máy vi tính công việc copy Data không hoàn tất được mà có thể làm hỏng luôn cả đầu đọc vì nó cố đọc trên sector bị bad, vấn đề này trong các bài viết khác mình có trình bày rõ ràng hơn. Khi đưa vào thiết bị trích xuất dữ liệu ( PC 3000 UDMA, DFL, Hay Data Compass đều được ) Vì công dụng của các thiết bị này là trích xuất dữ liệu ngay cả khi ổ cứng bị bad.

Chúng tôi đã trích xuất gần như 100% dữ liệu của ổ cứng này.

Cảm ơn Chúa cho hoàn tất ca : CỨU DỮ LIỆU-PHỤC HỒI DỮ LIỆU Ổ CỨNG CHẾT CƠ TẠI BÌNH DƯƠNG

Cảm ơn các bạn đã xem tin, mong rằng sẽ giúp được gì đó cho các bạn!

 

 

Nếu có Anh Chị hay Bác nào lớn tuổi đọc bài viết này xin thứ lỗi cho Lợi vì cách viết xưng là "mình" và gọi là "các bạn". Xin cảm ơn! 

Nếu anh chị em nào đọc thấy hay thì share facebook, google + giúp mình.  

Vậy là mình có động cơ để viết tiếp. Cảm ơn các bạn!

Cảm tạ Chúa !

Tin liên quan

Bình luận (2)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
  • Trà my (26-09-2016) Trả lời
    anh cho e xin dia chỉ ! Ổ cứng của e bị đánh giá là chết ổ cứng! Buổi sáng e xài máy tính vẫn mở lên dc..chỉ lỗi là tắt máy đôi lúc nó k chịu tắt..biết bị lỗi e đia chạy lại wjn nhung ngui ta noi hư ổ cứng nói e thay.e đã thay..nhung ổ cứng cũ ngui ta nói copy ra dc mấy hình thôi..k copy ra dc nữa..ổ cứng chết..mong anh giup e với..hình ảnh toàn kỉ niêm gia đình với em.
    • Loi_IT (27-09-2016)
      Địa chỉ trong mục liên hệ có đó bạn, dưới trang web cũng có, có cả bản đồ luôn đó. Theo bạn mô tả thì ổ cứng của bạn đang bị bad, có thể bad sector hoặc bad head, phải đem đến mình test mới biết nhé! Mong giúp được bạn!

.

 

Tin Hot nhất

Thống kê lượt xem

Tổng truy cập 1,731,052

Đang online2