Phục hồi dữ liệu ổ cứng tại Q.2 TP. HCM do bị vô nước

Một khách hàng tại Q.2 TP. HCM có laptop bị vô nước rất nhiều, Laptop sau khi sấy khô hoạt động lại bình thường tuy nhiên ổ cứng không còn detect nữa.

Ngày đăng: 02-06-2016

3,906 lượt xem

PHỤC HỒI DỮ LIỆU Ổ CỨNG TẠI Q.2 TP. HCM DO BỊ VÔ NƯỚC.

Mấy ngày nay phải nói là có quá nhiều ca cấp cứu dữ liệu và trung tâm chúng tôi phải lo làm việc liên tục không có thời gian để viết bài tường thuật. Một phần cũng là vì các ca cấp cứu dữ liệu đều giống nhau nên đã có bài viết rồi viết nữa các bạn sẽ nhàm chán.

Những cơn mưa đầu mùa đã đổ xuống, ngoài việc giải nhiệt cho đất, cây cối và con người thì có vài trường hợp mưa đã " giải nhiệt" cho cả ... laptop nữa. Chắc có lẽ rất nhiều bạn trong những ngày qua đã kinh nghiệm chuyện này rồi. Bằng chứng là trung tâm sữa chữa laptop thuộc PLG cũng nhận cấp cứu nhiều em laptop bị vô nước. Tuy nhiên việc ổ đĩa cứng bị vô nước thì hiếm hơn. Năm ngoái mình có gặp mấy ca thì năm nay đầu mùa đã có một ca mở màn rồi. Ca phục hồi dữ liệu ổ cứng này là do mưa nước ngập nhà và... ngập cả laptop. Theo anh khách hàng cho biết khi cầm máy trên tay nước chảy xuống thành dòng luôn chứ không phải nhỏ giọt nữa. Anh mang đến trung tâm sửa chữa laptop, được các anh em kỹ thuật sấy khô phần mainborad và laptop đã hoạt động lại bình thường, quả thật đây cũng là một niềm vui. Nhưng... cái ổ đĩa cứng thì dù sấy bay luôn cả label dán ở trên nó vẫn không hoạt động. Không biết là bao lâu sau đó anh đã lên mạng và tìm thấy cuudulieuocung.vn. Anh điện thoại cho chúng tôi nhưng vì anh nhiều việc nên mấy hôm sau anh mới mang ổ đĩa cứng đến nhờ lấy lại dữ liệu.

Sở dĩ ổ cứng ra nông nỗi này là vì sấy quá nóng. Thật ra sấy khô linh kiện là một nghệ thuật, các bạn phải biết nơi cần sấy và nơi không nên sấy. Cứ cho nhiệt dộ cao phà phà vào thì cả label cũng bị bong mất, có khi tổn hại cả thiết bị nữa. Một lưu ý là đôi khi chúng ta thấy bên ngoài đã khô nhưng đôi khi bên trong vẫn còn ẩm ướt. Có một khách hàng bị gặp mưa, anh nghĩ cái laptop trong balô có lẽ không sao, khi về nhà anh lấy ra thấy nó ẩm ướt nhẹ bên ngoài, anh dùng khăn lau khô và nghĩ là đã an toàn. Mở máy lên vẫn hoạt động bình thường, thế nhưng 3 ngày sau máy không hoạt động nữa. Khi mang đi kiểm tra thì mới biết là nước ẩm ở bên trong đã làm mạch in bị ten rét mục cả chân linh kiện, cả bàn phím cũng bị hư. Trong mùa mưa mong là mọi người cẩn thận với những thiết bị điện và điện tử. Ổ đĩa cứng tuy nằm trong máy nhưng cũng rất dễ bị nước ngấm vào khi gặp mưa, những ổ cứng gắn ngoài ( box ổ cứng di động ) thì lại càng dễ bị ngấm nước làm cho hư hỏng dẫn đến việc mất dữ liệu.

PHỤC HỒI DỮ LIỆU Ổ CỨNG TẠI Q.2 TP. HCM DO BỊ VÔ NƯỚC.

Đây là phần board mạch. Ở đây mình có một lưu ý. Khi bạn tháo rời các con ốc vít ra thì khi gắn trở lại phải thật nhẹ nhàng kỹ lưỡng tránh trường hợp sai đường răn xoắn của ốc làm hư hại nặng. Trong ca phục hồi dữ liệu này có 5 con ốc vít mình mở ra nhẹ nhàng, tuy nhiên đến con ốc thứ 6 thì không tài nào mở ra được. Đầu óc thì bị tuôn từ hình sao trở thành tròn luôn. Có lẽ anh kỹ thuật nào đó đã dùng lực rất mạnh bắt ốc vào mặc dù đã sai đường răng xoắn của ốc. Lưu ý các bạn là không nên để các loại ốc chung với nhau, mỗi loại ốc dù có kích thước giống nhau nhưng đôi khi đường xoắc khác nhau. Chỉ cần khác nhau một tí là hậu quả vô cùng khó lường. Trong trường hợp này mình đã phải dùng kềm cắt bấm chặt vào ốc và xoay. Một phần sơn trên board mạch bị bong tróc ra, và cuối cùng cũng mở được con ốc bị vặn sai đó. Mạch chỉ bị bong sơn chứ không bị đứt. Đôi khi chỉ cần cẩu thả một tí là chúng ta khó khăn lắm mới giải quyết được mà cũng để lại ít nhiều hậu quả.

Như mình đã có nhắc rất nhiều trong các bài tường thuật là phải vệ sinh trước khi tiến hành cấp nguồn cho ổ đĩa cứng cần cứu dữ liệu. Biết rằng đã sấy khô nhưng cẩn thận vẫn hơn. Mình tiến hành kiểm tra phần board mạch bên trong.

Mọi thứ đều ổn. Tiến hành lắp phần board mạch trở lại mình cấp nguồn thì thấy ổ cứng có quay nhưng tốc độ quay không đều và có cảm giác khác thường. Suy nghĩ "không lẽ bị vô nước nên con chip điều khiển motor bị lỗi???" Quyết định tìm một board mạch ổ cứng thay thế thử. Các bạn lưu ý là phải tìm đúng board có mã số board ( PCB number ) giống nhau. Nếu không biết PCB number nằm ở đâu thì các bạn có thể tham khảo thêm bài viết : " cứu dữ liệu ổ cứng cháy mạch ". Cũng nhắc các bạn kỹ thuật là không phải 2 board ổ cứng giống nhau thay vào là chạy đâu nhé. Có rất nhiều bạn thậm chí đã làm trong nghề sửa chữa vi tính lâu năm vẫn nghĩ là có thể thay board ổ cứng vào là chạy. hông hề như vậy, nếu thay board không đúng sẽ làm cho ổ cứng "gõ" có thể dẫn đến hư đầu đọc và trầy mặt đĩa. Việc thay board ngoài chuyện tìm board có mã số giống còn phải đồng bộ Rom bằng tool chuyên dụng nữa. Trong trường hợp cứu dữ liệu này sau khi mình đồng bộ Rom và test thử thì nhận thấy tốc độ quay motor vẫn bất thường. Như vậy bên trong phần cơ có vấn đề. Mình đã tiến hành cho vào lồng kính và mở tách phần cơ ra.

PHỤC HỒI DỮ LIỆU Ổ CỨNG TẠI Q.2 TP. HCM DO BỊ VÔ NƯỚC.

Đầu đọc thì vẫn còn nằm trên mặt đĩa. Chả trách ổ cứng quay mà cứ nghe "khực khực" là lạ làm sao. Mình đã đưa đầu đọc trở về nơi mà lẽ ra nó phải ở. Cũng lưu ý các anh em kỹ thuật vi tính là không phải muốn di chuyển đầu đọc là di chuyển. Gần đây mình gặp quá nhiều trường hợp anh em kỹ thuật tự ý tháo bung cơ, di chuyển đầu đọc và thậm chí còn cấp nguồn rồi xem đầu đọc di chuyển thế nào nữa. Bạn được phép làm nếu nghiên cứu nhưng đừng làm điều đó với ổ cứng cần cứu dữ liệu của khách hàng. Khi bạn không phải là người chuyên về lĩnh vực cứu dữ liệu, nếu bạn không có tool chuyên dụng thì đừng bao giờ tháo mở bung phần cơ, chỉ việc tháo bung cơ không đúng cách thì tỉ lệ cứu dữ liệu chỉ còn lài là 30%, di chuyển đầu đọc không đúng cách thì tỉ lệ phục hồi dữ liệu chỉ còn 10% và nếu bạn cấp nguồn trong tình trạng đó thì xem như không còn hy vọng.

Đó chỉ là một phát hiện thứ nhất, phát hiện tiếp theo là trong ổ đĩa cứng dường như bị ẩm, thông thường rất khó để nước có thể thâm nhập vô bên trong ổ cứng, tìm mãi mới thấy 1 chổ :

Thông thường chổ này được dán keo kín, không hiều sao nó lại bị hở ra và hơi nước đã thâm nhập. Mình đã sấy khô phần bên trong cơ của ổ cứng, lưu ý gần như là hấp nóng vừa phải và không có gió chứ không phải cho máy sấy vào đâu nhé!

Chưa hết! Tự nhiên mình cảm thấy có cái gì đó không ổn nên quyết định bước thứ 3 là kiểm tra phần tiếp xúc của đầu từ và board mạch mới thấy cảnh tượng như sau :

Có dấu hiệu của sự ten rét ( gỉ sét ). Mình phải dùng vải mịn và dung dịch đặc biệt để vệ sinh sạch sẽ phần này. Đây là nơi truyền tín hiệu. Thảo nào nó không thể detect được!!!

Sau khi hoàn tất các công đoạn thì vui mừng thay ổ cứng đã có thể detect và mình đã dùng tool trích xuất dữ liệu ra một file ảnh sau đó copy dữ liệu từ file ảnh sang một ổ cứng tốt. Đây là một công đoạn khá đơn giản với anh em kỹ thuật cấp cứu dữ liệu. Tuy nhiên mình xin giải thích là dù có làm cẩn thận đến đâu nhưng vì do có hơi nước lọt vào trong nên phần mặt đĩa cũng có bị tổn thương và sẽ có rất nhiều chổ bị bad sector. Quá trình trích xuất sang file ảnh là vô cùng cần thiết. Chức năng này các tool cứu dữ liệu đều có. Làm như vậy sẽ an toàn hơn cho dữ liệu.

Cảm ơn Chúa tối nay mình đã copy giao dữ liệu cho anh. Copy từ 6g30 đến mãi 9g mới xong. Bây giờ mới thấy dữ liệu của chúng ta ngày càng nhiều. Xem ra cái lĩnh vực phục hồi dữ liệu trên ổ đĩa cứng vẫn còn cần thiết.

 

Nếu có Anh Chị hay Bác nào lớn tuổi đọc bài viết này xin thứ lỗi cho Lợi vì cách viết xưng là "mình" và gọi là "các bạn". Xin cảm ơn! 

Nếu anh chị em nào đọc thấy hay thì share facebook, google + giúp mình.  

Vậy là mình có động cơ để viết tiếp. Cảm ơn các bạn!

Cảm tạ Chúa !

Tin liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

.

 

Tin Hot nhất

Thống kê lượt xem

Tổng truy cập 1,709,239

Đang online3